Tỉnh nào có đường biên giới trên đất liền đồng thời giáp với cả hai nước Trung Quốc và Lào?
Tỉnh nào có đường biên giới trên đất liền đồng thời giáp với cả hai nước Trung Quốc và Lào?
Điện Biên là tỉnh duy nhất của Việt Nam có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào, Trung Quốc.
Theo cổng thông tin điện tử của tỉnh Điện Biên thì:
- Điện Biên diện tích hơn 9.500 km2, nằm cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây.
- Phía Đông và Đông Bắc tỉnh giáp với Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Lào.
- Đường biên giới tiếp giáp với Lào dài 360 km, với Trung Quốc 40,86 km.
Tỉnh nào có đường biên giới trên đất liền đồng thời giáp với cả hai nước Trung Quốc và Lào? (Hình từ Internet)
Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Biên giới Quốc gia 2003 có nêu rõ như sau:
1. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
2. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
3. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
4. Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
5. Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2004/NĐ-CP có nêu rõ về biên giới quốc gia trên đất liền như sau:
Biên giới quốc gia trên đất liền
Biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó.
Theo đó, biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó.
Đồng thời, biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Biên giới Quốc gia 2003 có nêu rõ quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm những nội dung:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;
- Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
- Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia;
- Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Đồng thời tại Điều 36 Luật Biên giới Quốc gia 2003 có nêu rõ quản lý nhà nước về biên giới quốc gia như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
- Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biên giới quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào?
- Khi nào đảng viên phải chuyển sinh hoạt đảng chính thức, tạm thời? Hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng bao gồm gì?
- Nghĩa vụ quân sự 2025 chú trọng tuyển người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng đúng không? Nghĩa vụ quân sự 2025 có mấy đợt tuyển quân?
- Cơ sở xây dựng kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Việc phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư chỉ được thực hiện khi nào?
- Biểu thuế nhập khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được sửa đổi bởi Nghị định 144/2024 áp dụng từ 16 12 thế nào?