Tố cáo hành vi vi phạm quy định phòng ngừa mua bán người ra sao? Việc phòng ngừa mua bán người của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như thế nào?
Việc phòng ngừa mua bán người của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Tổ chức và phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; vận động nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người, tích cực phát hiện, tố giác, tố cáo, ngăn chặn hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
3. Tư vấn và tham gia tư vấn về phòng, chống mua bán người.
4. Tham gia dạy nghề, tạo việc làm và các hoạt động hỗ trợ khác giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng.
5. Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người.
Bên cạnh đó tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.
Theo đó, quy định trên nói rằng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia phòng ngừa mua bán người bằng các hình thức như:
+ Tổ chức và phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; vận động nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người, tích cực phát hiện, tố giác, tố cáo, ngăn chặn hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
+ Tư vấn và tham gia tư vấn về phòng, chống mua bán người.
+ Tham gia dạy nghề, tạo việc làm và các hoạt động hỗ trợ khác giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng.
+ Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người.
Như vậy, có thể thấy rằng việc phòng ngừa mua bán người của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện theo quy định trên.
Phòng ngừa mua bán người (Hình từ Internet)
Phòng ngừa mua bán người của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ và trẻ em nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người.
2. Tham gia xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên về phòng, chống mua bán người ở cơ sở.
3. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 17 của Luật này.
Theo đó, phòng ngừa mua bán người của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện như sau:
+ Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ và trẻ em nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người.
+ Tham gia xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên về phòng, chống mua bán người ở cơ sở.
+ Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 17 của Luật này.
Tố cáo hành vi vi phạm quy định phòng chống mua bán người ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Tố giác, tin báo, tố cáo hành vi vi phạm
1. Cá nhân có nghĩa vụ tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
2. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo, tố cáo về hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quy định trên nói rằng việc tố cáo hành vi vi phạm quy định phòng chống mua bán người sẽ thực hiện như trên.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán người có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?