Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ có được tự định giá hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh không?
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ có được tự định giá hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh không?
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ tự định giá thì có phải công khai thông tin về giá không?
- Tôn trọng quyền tự định giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ là nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước đúng không?
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ có được tự định giá hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
1. Tự định giá và điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể. Được xem xét áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.
2. Tự định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh theo khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với căn cứ, nguyên tắc, phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Luật này.
3. Tham gia xây dựng và kết nối, chia sẻ thông tin vào cơ sở dữ liệu về giá.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ được tự định giá và điều chỉnh hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể.
Và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ được tự định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh theo khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với căn cứ, nguyên tắc, phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ có được tự định giá hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh không? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ tự định giá thì có phải công khai thông tin về giá không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Công khai thông tin về giá, thẩm định giá
...
c) Danh sách doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thẩm định viên về giá; danh sách doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; danh sách người bị tước, thu hồi thẻ thẩm định viên về giá.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai các nội dung sau đây:
a) Giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Mức giá của hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này;
c) Mức giá của hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá.
3. Doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện công khai các nội dung sau đây:
a) Danh sách thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp;
b) Thông tin cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp gồm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, số lượng chứng thư đã phát hành hàng năm;
c) Bảng giá dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.
4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công khai thông tin quy định tại Điều này phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm về nội dung công khai. Việc công khai không áp dụng đối với các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và các trường hợp không được phép công khai theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì phải thực hiện công khai giá cụ thể hàng hóa dịch vụ đã tự định giá đó.
Tôn trọng quyền tự định giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ là nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Giá 2023 quy định về nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước như sau:
Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước
1. Quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và Nhà nước.
3. Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công; có chính sách về giá phù hợp với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên, tôn trọng quyền tự định giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ là nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước.
Theo đó, Nhà nước quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa dịch vụ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?