Tổ chức có hành vi cản trở Thanh tra chứng khoán thực hiện nhiệm vụ thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Cho tôi hỏi đoàn thanh tra chứng khoán có cơ cấu tổ chức như thế nào? Chịu sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền nào? Trường hợp tổ chức có hành vi chống đối thanh tra chứng khoán thực hiện nhiệm vụ thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của chị Thường từ Lâm Đồng.

Đoàn thanh tra chứng khoán có cơ cấu tổ chức như thế nào? Chịu sự chỉ đạo của có quan có thẩm quyền nào?

Đoàn thanh tra chứng khoán

Đoàn thanh tra chứng khoán (Hình từ Internet)

Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 129 Luật Chứng khoán 2019 quy định về thanh tra chứng khoán như sau:

Thanh tra chứng khoán
...
2. Thanh tra chứng khoán có Chánh thanh tra, các Phó Chánh thanh tra và các Thanh tra viên.
3. Thanh tra chứng khoán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài chính, hoạt động theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định của Luật này.
....

Theo đó, Thanh tra chứng khoán bao gồm Chánh thanh tra, các Phó Chánh thanh tra và các Thanh tra viên.

Thanh tra chứng khoán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài chính, hoạt động theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định của Luật này.

Thanh tra chứng khoán nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?

Căn cứ khoản 4 Điều 129 Luật Chứng khoán 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra chứng khoán nhà nước như sau:

Thanh tra chứng khoán
...
4. Thanh tra chứng khoán có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

Từ quy định trên thì thanh tra chứng khoán có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức có hành vi cản trở Thanh tra chứng khoán thực hiện nhiệm vụ thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 46 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP) quy định về hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, yêu cầu cung cấp thông tin như sau:

Hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, yêu cầu cung cấp thông tin
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử hoặc cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử không đúng thời hạn, không đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc người có thẩm quyền;
b) Chống đối, cản trở, gây khó khăn hoặc trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền; không giải trình, không đến làm việc theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
c) Cố ý trì hoãn, trốn tránh, không thi hành quyết định hành chính của người có thẩm quyền; không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý của đoàn thanh tra, kiểm tra, người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Che giấu, sửa chữa chứng từ, tài liệu, sổ sách, dữ liệu điện tử hoặc làm thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra, kiểm tra;
b) Tự ý tháo bỏ, tẩu tán hoặc có hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêm phong tiền, chứng khoán, sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán hoặc các tang vật, phương tiện bị niêm phong khác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là chứng từ, tài liệu, sổ sách, dữ liệu điện tử đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Như vậy, đối với tổ chức có hành vi cản trở thanh tra chứng khoán nhà nước thực hiện nhiệm vụ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi cản trở thanh tra chứng khoán.

Đối với cá nhân tham gia cản trở thì sẽ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người hành nghề chứng khoán.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh tra chứng khoán

Trần Thành Nhân

Thanh tra chứng khoán
Chứng khoán
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh tra chứng khoán Chứng khoán
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam là ngày mấy? Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam có phải là ngày lễ lớn không?
Pháp luật
Công ty đại chúng là gì? Cần đáp ứng những điều kiện nào để trở thành công ty đại chúng theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị rút chứng khoán là mẫu nào? Rút chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thanh tra chứng khoán là gì? Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong việc phối hợp trong thanh tra chứng khoán?
Pháp luật
Ngân hàng giám sát thực hiện hoạt động giám sát quỹ như thế nào? Trong việc giám sát đầu tư, ngân hàng giám sát có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Quỹ thành viên chứng khoán được phép đầu tư vào các loại tài sản nào? Việc phân phối lợi nhuận quỹ thành viên sau khi đầu tư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cấm thực hiện hoạt động về chứng khoán là một biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán đúng không?
Pháp luật
Sản phẩm tài chính là gì? Tổ chức phát hành thực hiện chào bán sản phẩm tài chính cần đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Chứng khoán kinh doanh gồm những loại nào? Thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh được xác định ra sao?
Pháp luật
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh là gì? Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh là dự phòng tổn thất tài sản đúng không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào