Tổ chức có nhu cầu đầu tư vào cụm công nghiệp thì liên hệ với ai để được hướng dẫn thủ tục triển khai dự án đầu tư?
- Tổ chức có nhu cầu đầu tư vào cụm công nghiệp thì liên hệ với ai để được hướng dẫn thủ tục triển khai dự án đầu tư?
- Tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp có được ứng vốn theo thoả thuận với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để xây dựng hạ tầng kỹ thuật không?
- Tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phải báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong cụm công nghiệp với cơ quan nào?
- Việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được thực hiện mấy lần trong năm?
Tổ chức có nhu cầu đầu tư vào cụm công nghiệp thì liên hệ với ai để được hướng dẫn thủ tục triển khai dự án đầu tư?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 32/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Tiếp nhận dự án đầu tư vào cụm công nghiệp
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp liên hệ với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp để được hướng dẫn về quy hoạch, bố trí ngành, nghề, giá thuê đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, sử dụng các dịch vụ công cộng, tiện ích, các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào cụm công nghiệp và thỏa thuận nguyên tắc về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp dự kiến thuê.
Như vậy, tổ chức có nhu cầu đầu tư vào cụm công nghiệp sẽ liên hệ với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp để được hướng dẫn thủ tục triển khai dự án đầu tư.
Bên cạnh đó cũng sẽ được hướng dẫn về quy hoạch, bố trí ngành, nghề, giá thuê đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, sử dụng các dịch vụ công cộng, tiện ích và thỏa thuận nguyên tắc về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp dự kiến thuê.
Tổ chức có nhu cầu đầu tư vào cụm công nghiệp thì liên hệ với ai để được hướng dẫn thủ tục triển khai dự án đầu tư? (Hình từ Internet)
Tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp có được ứng vốn theo thoả thuận với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để xây dựng hạ tầng kỹ thuật không?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 32/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
1. Được sử dụng, gia hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; cho thuê lại phần đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng và tài sản trên đất thuê theo quy định của pháp luật.
2. Sử dụng có trả tiền các công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác theo quy định.
3. Ứng vốn hoặc góp vốn để xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật theo thoả thuận với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
4. Được hỗ trợ, tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
5. Được hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các thủ tục đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
6. Hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này và quyền lợi khác theo quy định của pháp luật liên quan.
Theo đó, một trong các quyền của tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp là được ứng vốn theo thoả thuận với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phải báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong cụm công nghiệp với cơ quan nào?
Theo Điều 23 Nghị định 32/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
1. Sử dụng đất, triển khai dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng nội dung hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp và nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có); trường hợp quá thời hạn quy định phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp gia hạn theo quy định.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, lao động, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, an ninh trật tự, an toàn xã hội đối với dự án đầu tư trong cụm công nghiệp; nộp các khoản tiền sử dụng hạ tầng, dịch vụ công cộng, tiện ích khác theo thỏa thuận.
3. Tham gia tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết việc làm tại địa phương, ưu tiên lao động thuộc diện chính sách, hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng cụm công nghiệp.
4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong cụm công nghiệp gửi cơ quan thống kê trên địa bàn theo quy định của Luật Thống kê, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để quản lý.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, quy định khác của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phải báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong cụm công nghiệp với cơ quan:
- Cơ quan thống kê trên địa bàn theo quy định của Luật Thống kê,
- Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được thực hiện mấy lần trong năm?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 32/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh thực hiện theo kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện thường xuyên không quá một lần trong một năm trừ khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra phối hợp với Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện và chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực hiện công tác phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong cụm công nghiệp.
3. Tổ chức, cá nhân trong cụm công nghiệp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh gửi cơ quan thống kê trên địa bàn theo quy định của Luật Thống kê. Định kỳ hàng quý, năm, cơ quan thống kê trên địa bàn có trách nhiệm tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp gửi Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện để quản lý.
Theo quy định nêu trên, việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh thực hiện theo kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành được thực hiện thường xuyên không quá một lần trong một năm trừ khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cụm công nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?