Tổ chức Công đoàn Việt Nam khi tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với mục đích gì?
- Tổ chức Công đoàn Việt Nam khi tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền?
Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với mục đích gì?
Mục đích góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được quy định tại Điều 1 Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:
Mục đích góp ý
1. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của đoàn viên, CNVCLĐ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.
2. Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn.
Như vậy, theo quy định, Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với mục đích:
(1) Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.
(2) Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn.
Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với mục đích gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức Công đoàn Việt Nam khi tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được quy định tại Điều 2 Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:
Nguyên tắc góp ý
1. Việc góp ý phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, có tính xây dựng;
2. Phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, không được lợi dụng việc góp ý để vu cáo, đả kích, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cá nhân.
3. Các ý kiến góp ý bằng văn bản của tập thể do lãnh đạo cơ quan Công đoàn các cấp ký tên, đóng dấu, không nhân danh cá nhân;
4. Các ý kiến góp ý của cá nhân là cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Như vậy, theo quy định, Tổ chức Công đoàn Việt Nam khi tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
(1) Việc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, có tính xây dựng;
(2) Phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
Không được lợi dụng việc góp ý để vu cáo, đả kích, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cá nhân.
(3) Các ý kiến góp ý bằng văn bản của tập thể do lãnh đạo cơ quan Công đoàn các cấp ký tên, đóng dấu, không nhân danh cá nhân;
(4) Các ý kiến góp ý của cá nhân là cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền?
Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được quy định tại Điều 15 Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:
Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1. Ban hành quy định và chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức thực hiện góp ý xây dựng đảng, chính quyền theo quy định và hướng dẫn của Trung ương Đảng.
2. Trực tiếp tổ chức, thực hiện góp ý với cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền ở Trung ương.
3. Tổng hợp ý kiến góp ý kiến nghị của cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ, các cấp công đoàn và chuyển đến các cơ quan, tổ chức có liên quan; theo dõi, thông báo kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, chính quyền tới tổ chức, cá nhân góp ý.
4. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Quy định (qua Ban Dân vận Trung ương).
Như vậy, theo quy định, trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có các trách nhiệm sau đây:
(1) Ban hành quy định và chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức thực hiện góp ý xây dựng đảng, chính quyền theo quy định và hướng dẫn của Trung ương Đảng.
(2) Trực tiếp tổ chức, thực hiện góp ý với cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền ở Trung ương.
(3) Tổng hợp ý kiến góp ý kiến nghị của cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động, các cấp công đoàn và chuyển đến các cơ quan, tổ chức có liên quan;
Theo dõi, thông báo kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, chính quyền tới tổ chức, cá nhân góp ý.
(4) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Quy định (qua Ban Dân vận Trung ương).
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công đoàn Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?