Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cần những gì?
- Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường như thế nào?
Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 105/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 2 Nghị định 154/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
1. Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) (bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 154/2018/NĐ-CP);
b) Có đủ chuẩn đo lường, phương tiện, điều kiện môi trường thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng. Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải phù hợp với hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khuyến nghị quốc tế của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế, tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế, tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, tài liệu của nhà sản xuất có liên quan. Các chuẩn đo lường và phương tiện đo này phải được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định của người đứng đầu tổ chức; giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải còn thời hạn có giá trị.”.
3. Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực đăng ký hoạt động.
4. Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động. Các nhân viên kỹ thuật này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
b) Đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực hoạt động và theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. (bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 154/2018/NĐ-CP)
6. Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Có văn bản của người đứng đầu tổ chức quy định việc quản lý chứng chỉ (tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
7. Có giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (sau đây viết tắt là giấy chứng nhận đăng ký) theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cần đáp ứng những điều kiện sau:.
- Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng các điều kiện cụ thể trên;
- Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực đăng ký hoạt động.
- Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động. Các nhân viên kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể trên;
- Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Có văn bản của người đứng đầu tổ chức quy định việc quản lý chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
- Có giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo quy định.
Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cần những gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 105/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 154/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
Như vậy, hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường gồm:
- Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 105/2016/NĐ-CP.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 105/2016/NĐ-CP.
- Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đã thiết lập và duy trì đối với lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đăng ký thực hiện.
- Văn bản quy định về quản lý chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm gồm các nội dung chính sau: Nội dung, hình thức của chứng chỉ; việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ; kích thước và vị trí thể hiện số đăng ký trên chứng chỉ để bảo đảm nhận biết dễ dàng bằng mắt thường; văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 105/2016/NĐ-CP quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký như sau:
Cấp giấy chứng nhận đăng ký
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Tổ chức đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (gọi tắt là tổ chức đăng ký) lập 01 bộ hồ sơ đăng ký gửi trực tiếp hoặc đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
4. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo cho tổ chức đăng ký về lý do từ chối xử lý hồ sơ hoặc những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
5. Trường hợp có thông tin, phản ảnh hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra phát hiện một hoặc các điều kiện hoạt động của tổ chức đăng ký là không phù hợp quy định hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận thông tin, phản ánh hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức đánh giá tại cơ sở làm căn cứ cấp giấy chứng nhận đăng ký theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nếu kết quả đánh giá là không phù hợp với quy định thì tổ chức đăng ký chịu trách nhiệm trả chi phí đánh giá tại cơ sở.
Như vậy, trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho tổ chức thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm định phương tiện đo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?