Tổ chức đại diện quyền đối với giống cây trồng có quyền đồng thời là đại diện cho nhiều bên không?
- Tổ chức đại diện quyền đối với giống cây trồng có quyền đồng thời là đại diện cho nhiều bên không?
- Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng có quyền từ bỏ hoạt động đại diện quyền đối với giống cây trồng trong trường hợp nào?
- Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng có quyền tự thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ về mức chi phí dịch vụ do mình cung cấp không?
Tổ chức đại diện quyền đối với giống cây trồng có quyền đồng thời là đại diện cho nhiều bên không?
Căn cứ khoản 3 Điều 34 Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi quyền của đại diện quyền đối với giống cây trồng
...
3. Đại diện quyền đối với giống cây trồng không được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền đối với giống cây trồng;
b) Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyến bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền đối với giống cây trồng nếu không được bên ủy quyền đại diện cho phép;
c) Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
d) Sử dụng hoặc tiết lộ các thông tin liên quan đến đơn đăng ký bảo hộ chưa được công bố bởi cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
Theo đó, pháp luật không có quy định một Tổ chức đại diện quyền đối với giống cây trồng được đại diện cho tối đa bao nhiêu người, tuy nhiên Tổ chức đại diện quyền đối với giống cây trồng không được phép đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền đối với giống cây trồng.
Phạm vi quyền của đại diện quyền đối với giống cây trồng (hình từ Internet)
Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng có quyền từ bỏ hoạt động đại diện quyền đối với giống cây trồng trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi quyền của đại diện quyền đối với giống cây trồng
...
2. Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng có quyền từ bỏ hoạt động đại diện quyền đối với giống cây trồng nếu đã chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng khác.
...
Như vậy, Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng có quyền từ bỏ hoạt động đại diện quyền đối với giống cây trồng trong trường hợp đã chuyển giao một cách hợp pháp phần công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng khác.
Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng có quyền tự thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ về mức chi phí dịch vụ do mình cung cấp không?
Căn cứ Điều 35 Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Đại diện quyền đối với giống cây trồng có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo rõ các khoản, các mức phí và lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập và bảo đảm thực thi quyền đối với giống cây trồng; các khoản và các mức chi phí dịch vụ theo bảng chi phí dịch vụ đã đăng ký tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng;
b) Giữ bí mật thông tin, tài liệu được giao liên quan đến vụ việc mà mình đại diện;
c) Thông tin trung thực và đầy đủ mọi thông báo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền đối với giống cây trồng; giao kịp thời bằng bảo hộ và các quyết định khác cho bên được đại diện;
d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được đại diện bằng cách đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền đối với giống cây trồng đối với bên được đại diện;
đ) Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền đối với giống cây trồng mọi thay đổi về tên, địa chỉ và các thông tin khác của bên được đại diện; thông tin thay đổi về tên, địa chỉ, người đại diện của bên đại diện.
2. Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người thực hiện hoạt động đại diện quyền đối với giống cây trồng nhân danh mình.
3. Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng và cá nhân đăng ký hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng phải nộp phí, lệ phí theo quy định.
Theo đó, bản chất giao dịch giữa Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng và bên sử dụng dịch vụ là giao dịch dân sự, do đó các bên có quyền tự thỏa thuận về giá cả cũng như các điều khoản trong hợp đồng.
Tuy nhiên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định 88/2010/NĐ-CP có đề cập Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng có trách nhiệm của thông báo rõ các khoản, các mức phí và lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập và bảo đảm thực thi quyền đối với giống cây trồng.
Đồng thời thông báo các khoản và các mức chi phí dịch vụ theo bảng chi phí dịch vụ đã đăng ký tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
Như vậy, Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng có quyền tự thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ về mức chi phí dịch vụ do mình cung cấp nhưng phải đảm bảo phù hợp với mức chi phí dịch vụ theo bảng chi phí dịch vụ đã đăng ký tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giống cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?