Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường do ai lựa chọn theo quy định?
- Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường do ai lựa chọn?
- Căn cứ để cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường đưa ra quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại trước khi lựa chọn giải quyết là gì?
- Nhà nước có khuyến khích tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ môi trường trong lĩnh vực giám định thiệt hại về môi trường hay không?
Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường do ai lựa chọn?
Căn cứ tại Điều 135 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường như sau:
Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Căn cứ giám định thiệt hại gồm hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại, thông tin, số liệu, chứng cứ và căn cứ khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.
3. Tổ chức giám định thiệt hại do bên yêu cầu giám định thiệt hại lựa chọn; trường hợp không có sự thống nhất của các bên thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết về giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
Như vậy, tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường do bên yêu cầu giám định thiệt hại lựa chọn.
Trong trường hợp không có sự thống nhất của các bên thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại quyết định.
Căn cứ để cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường đưa ra quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại trước khi lựa chọn giải quyết là gì?
Căn cứ tại Điều 120 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về thực hiện giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường như sau:
Thực hiện giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
1. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường không đồng ý với kết quả xác định thiệt hại có thể yêu cầu giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
2. Trình tự, thủ tục thực hiện giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường áp dụng theo quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Kết quả giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là căn cứ để cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường đưa ra quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại trước khi lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường.
Như vậy, kết quả giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là căn cứ để cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường đưa ra quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại trước khi lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Căn cứ để cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường đưa ra quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại trước khi lựa chọn giải quyết là gì? (Hình từ Internet)
Nhà nước có khuyến khích tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ môi trường trong lĩnh vực giám định thiệt hại về môi trường hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về phát triển dịch vụ môi trường
Phát triển dịch vụ môi trường
...
2. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường dịch vụ môi trường; thúc đẩy tự do hóa thương mại đối với dịch vụ môi trường theo lộ trình phù hợp với cam kết quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, cung cấp dịch vụ môi trường.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ môi trường trong các lĩnh vực sau đây:
a) Thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải;
b) Quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường;
c) Cải tạo, phục hồi môi trường, hệ sinh thái các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái;
d) Tư vấn, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, công nghệ môi trường; công nghệ tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
đ) Tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng;
e) Giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ;
g) Giám định thiệt hại về môi trường, đa dạng sinh học; giám định các chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người;
h) Các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.
4. Giá cung cấp dịch vụ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, nhà nước khuyến khích tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ môi trường trong lĩnh vực giám định thiệt hại về môi trường.
Trong đó, dịch vụ môi trường là ngành kinh tế cung cấp dịch vụ đo lường, kiểm soát, hạn chế, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; xử lý chất thải, các chất ô nhiễm khác; bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ khác có liên quan.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?