Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản phải có biện pháp phòng, chống nhiễm mặn nguồn nước không?
- Việc nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ cần đảm bảo yêu cầu gì?
- Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản phải có biện pháp phòng, chống nhiễm mặn nguồn nước không?
- Tổ chức có phải đăng ký khai thác tài nguyên nước khi khai nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản không?
Việc nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ cần đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 46 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Khai thác tài nguyên nước cho sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác nước biển cho sản xuất muối. Tổ chức, cá nhân khai thác nước biển để sản xuất muối không được gây xâm nhập mặn, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản không được gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, hư hại công trình trên sông, gây trở ngại cho giao thông thủy và không được gây nhiễm mặn nguồn nước.
3. Việc nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ không được gây ảnh hưởng đến an toàn đập, hồ chứa, chất lượng nguồn nước, nhiệm vụ phòng, chống lũ, cấp nước cho hạ du của đập, hồ chứa.
Theo đó, việc nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ cần phải đảm bảo không được gây ảnh hưởng đến an toàn đập, hồ chứa, chất lượng nguồn nước, nhiệm vụ phòng, chống lũ, cấp nước cho hạ du của đập, hồ chứa.
Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản phải có biện pháp phòng, chống nhiễm mặn nguồn nước không? (Hình từ Internet)
Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản phải có biện pháp phòng, chống nhiễm mặn nguồn nước không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 64 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Phòng, chống xâm nhập mặn
1. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình ngăn mặn, giữ ngọt để chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; ưu tiên dự án trồng rừng phòng hộ chắn sóng tại vùng thường xuyên xảy ra xâm nhập mặn.
2. Việc thăm dò, khai thác nước dưới đất ở vùng đồng bằng, ven biển phải bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước dưới đất.
3. Việc khai thác nước biển để sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội không được gây nhiễm mặn nguồn nước.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phải có biện pháp phòng, chống nhiễm mặn nguồn nước.
...
Như vậy, tổ chức khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản cần phải có biện pháp phòng, chống nhiễm mặn nguồn nước.
Tổ chức có phải đăng ký khai thác tài nguyên nước khi khai nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Quy định chung về việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
...
3. Tổ chức, cá nhân không phải kê khai, cấp phép khai thác tài nguyên nước và đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phòng cháy, chữa cháy, phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh, tưới cây và rửa đường phục vụ mục đích công cộng;
b) Khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
c) Khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho các mục đích ngoài mục đích quy định tại điểm a, điểm b khoản này và điểm đ khoản 5 Điều này;
d) Khai thác nước cho sinh hoạt tại các khu vực trong thời gian xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm, dịch bệnh do cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật;
đ) Khai thác nước biển để sử dụng cho sản xuất muối;
e) Khai thác nước biển phục vụ các hoạt động trên biển;
g) Khai thác nước biển quy mô nhỏ để sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền;
h) Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ;
i) Đào hồ, ao, kênh, mương, rạch quy mô nhỏ để tạo không gian thu, trữ nước, dẫn nước, tạo cảnh quan;
...
Như vậy, tổ chức không phải đăng ký khai thác tài nguyên nước khi khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
Ngoài ra, những trường hợp sau cũng không phải đăng ký khai thác tài nguyên nước khi nuôi trồng thủy sản:
- Khai thác nước biển quy mô nhỏ để sử dụng cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền;
- Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ
Lưu ý: Đối với những trường hợp sau đây thì tổ chức khai thác tài nguyên nước cho mục đích nuôi trồng thủy sản cần phải đăng ký khai thác tài nguyên nước như sau:
- Khai thác nước mặt quy mô vừa để sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản;
- Khai thác nước biển quy mô vừa để sử dụng cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên hải đảo, đất liền;
- Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ có quy mô không thuộc quy mô nhỏ.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nuôi trồng thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?