Tổ chức không đạt được thỏa thuận sử dụng giống cây trồng có quyền nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao quyền này không?
- Tổ chức không đạt được thỏa thuận sử dụng giống cây trồng có quyền nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao quyền này không?
- Hồ sơ chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc được quy định thế nào?
Tổ chức không đạt được thỏa thuận sử dụng giống cây trồng có quyền nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao quyền này không?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 88/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng có quyền nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định bắt buộc trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 195 Luật sở hữu trí tuệ. Tổ chức, cá nhân không đạt được thỏa thuận sử dụng giống cây trồng hoặc bị cản trở cạnh tranh có quyền nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định bắt buộc trong trường hợp quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ.
...
Như vậy, tổ chức không đạt được thỏa thuận sử dụng giống cây trồng có quyền nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao quyền này nếu:
Tổ chức có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng.
Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc (hình từ Internet)
Hồ sơ chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc gồm những gì?
Theo Điều 31 Nghị định 88/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2011/NĐ-CP quy định hồ sơ chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong trường hợp bắt buộc như sau:
Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc
...
2. Hồ sơ chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng bao gồm:
a) Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, trong đó phải nêu rõ phạm vi và thời hạn nhận chuyển giao bắt buộc;
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;
c) Báo cáo năng lực tài chính để thực hiện việc đền bù cho bên chuyển giao theo quy định.
d) Tài liệu chứng minh yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng theo quy định của pháp luật đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ;
đ) Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện;
e) Bản sao chụp biên lai thu lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
...
Theo đó, hồ sơ chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc gồm những giấy tờ, tài liệu sau:
- Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, trong đó phải nêu rõ phạm vi và thời hạn nhận chuyển giao bắt buộc;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;
- Báo cáo năng lực tài chính để thực hiện việc đền bù cho bên chuyển giao theo quy định.
- Tài liệu chứng minh yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng theo quy định của pháp luật đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện;
- Bản sao chụp biên lai thu lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc được quy định thế nào?
Theo Điều 31 Nghị định 88/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2011/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thực hiện chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc như sau:
- Cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiếp nhận một (01) bộ hồ sơ chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo cho các tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về yêu cầu chuyển giao bắt buộc sử dụng giống cây trồng. (trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định)
- Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo, người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng phải trả lời bằng văn bản;
- Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng không đồng ý với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng, trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng nếu yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng phù hợp với quy định và thông báo quyết định cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thi hành;
- Trường hợp yêu cầu ra quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không có căn cứ xác đáng theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 195 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra thông báo từ chối, có nêu rõ lý do từ chối.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?