Tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức nào?

Tôi có câu hỏi là việc tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại công đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Bình Dương.

Ai có trách nhiệm lựa chọn người tham gia và thành lập tổ soạn thảo hương ước, quy ước của cộng đồng dân?

Ai có trách nhiệm lựa chọn người tham gia và thành lập tổ soạn thảo hương ước, quy ước của cộng đồng dân, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 61/2023/NĐ-CP như sau:

Soạn thảo nội dung hương ước, quy ước
Việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện như sau:
1. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư lựa chọn người tham gia và thành lập Tổ soạn thảo hương ước, quy ước.
2. Tổ soạn thảo hương ước, quy ước bao gồm các thành viên là đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm sống và hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương. Đối với cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì Tổ soạn thảo phải có thành viên là già làng, trưởng bản và người biết tiếng dân tộc.
3. Theo sự điều hành của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 và lấy ý kiến, thông qua, chuẩn bị hồ sơ công nhận hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 9, 10 và 11 Nghị định này.

Theo quy định trên thì Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư lựa chọn người tham gia và thành lập Tổ soạn thảo hương ước, quy ước của cộng đồng dân.

Hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư

Việc tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)

Việc tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức nào?

Việc tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 61/2023/NĐ-CP như sau:

Lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước
1. Dự thảo hương ước, quy ước trước khi đưa ra cộng đồng dân cư bàn, biểu quyết thông qua phải được niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, bảng tin công cộng, điểm sinh hoạt cộng đồng hoặc địa điểm khác bảo đảm thuận tiện để hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư tiếp cận, tìm hiểu và góp ý. Thời hạn niêm yết do cộng đồng dân cư quyết định nhưng không ít hơn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày niêm yết.
2. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Sao gửi dự thảo hương ước, quy ước đến từng hộ gia đình;
b) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật đã được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cộng đồng dân cư;
c) Mở hòm thư tiếp nhận ý kiến góp ý;
d) Lấy ý kiến trong cuộc họp, hội nghị của cộng đồng dân cư, sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở cộng đồng dân cư hoặc hình thức phù hợp khác.
Việc lựa chọn hình thức lấy ý kiến do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư quyết định và thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở cộng đồng dân cư.
3. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố có thể lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan bằng văn bản.
4. Tổ soạn thảo hương ước, quy ước có trách nhiệm tổng hợp, hoàn thiện dự thảo hương ước, quy ước trên cơ sở ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Như vậy, việc tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức sau:

- Sao gửi dự thảo hương ước, quy ước đến từng hộ gia đình;

- Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật đã được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cộng đồng dân cư;

- Mở hòm thư tiếp nhận ý kiến góp ý;

- Lấy ý kiến trong cuộc họp, hội nghị của cộng đồng dân cư, sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở cộng đồng dân cư hoặc hình thức phù hợp khác.

Việc lựa chọn hình thức lấy ý kiến do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư quyết định và thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở cộng đồng dân cư.

Ai có thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư?

Thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước của cộng đồng dân quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP như sau:

Công nhận hương ước, quy ước
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước.
2. Hương ước, quy ước được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm vi nội dung, hình thức phù hợp với quy định tại các điều 5 và 6 Nghị định này;
b) Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại các điều 4, 7, 8, 9 và 10 Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục công nhận hương ước, quy ước thực hiện theo quy định tại các điều 20 và 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định sau:
a) Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cuộc họp cộng đồng dân cư thông qua hương ước, quy ước hoặc ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu;

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cộng đồng dân cư

Bùi Thị Thanh Sương

Cộng đồng dân cư
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cộng đồng dân cư có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cộng đồng dân cư
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất đối với cộng đồng dân cư? Cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để Nhân dân quyết định các vấn đề nào?
Pháp luật
Thời hạn gửi thông báo triệu tập hội nghị định kỳ trực tiếp đến các hộ gia đình? Hội nghị định kỳ được tổ chức bao nhiêu lần trong năm?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, Quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện văn bản dưới hình thức nào?
Pháp luật
Cộng đồng dân cư có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất không? Cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền như thế nào?
Pháp luật
Hỗ trợ 50 triệu đồng cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng từ ngày 15/7/2024? Nội dung hỗ trợ ra sao?
Pháp luật
Ai có quyền triệu tập cuộc họp của cộng đồng dân cư? Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư thế nào?
Pháp luật
Đề xuất về việc thu các khoản đóng góp cộng đồng dân cư được đưa ra bàn trong trường hợp nào theo quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Pháp luật
Dự thảo hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư trước khi đưa ra cộng đồng dân cư biểu quyết thì được niêm yết công khai tại đâu?
Pháp luật
Tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào