Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có thể được tổ chức dưới các hình thức nào?
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có thể được tổ chức dưới các hình thức nào?
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải có tối thiểu bao nhiêu nhân lực làm việc chính thức và kiêm nhiệm?
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ như thế nào để đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?
Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có thể được tổ chức dưới các hình thức nào?
Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có thể được tổ chức dưới các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Khoa học và công nghệ 2013, nội dung như sau:
Hình thức và phân loại tổ chức khoa học và công nghệ
1. Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ được quy định như sau:
a) Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
b) Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học;
c) Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
...
Theo đó, tổ chức nghiên cứu khoa học được tổ chức dưới hình thức như sau:
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
- Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học;
- Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có thể được tổ chức dưới các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải có tối thiểu bao nhiêu nhân lực làm việc chính thức và kiêm nhiệm?
Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải có tối thiểu bao nhiêu nhân lực làm việc chính thức và kiêm nhiệm phải căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 08/2014/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ
Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi đủ điều kiện sau đây:
...
2. Nhân lực khoa học và công nghệ
a) Mỗi tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất 05 (năm) người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức.
Trường hợp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ để phát triển ngành khoa học và công nghệ mới thì tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất (một) người có trình độ đại học trở lên thuộc ngành đăng ký hoạt động làm việc chính thức.
b) Người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp.
Đối với tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học thì người đứng đầu phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học.
3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất - kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.
4. Đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập còn phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Đối với tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài còn phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Luật khoa học và công nghệ.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải có tối thiểu 05 (năm) người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm.
Trong đó phải có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức.
Tổ chức chuẩn bị hồ sơ như thế nào để đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?
Tổ chức chuẩn bị hồ sơ như nào để đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 08/2014/NĐ-CP, nội dung như sau:
- Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
- Quyết định thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;
- Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập phê duyệt;
- Tài liệu chứng minh có đủ nhân lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật theo quy định của pháp luật để hoạt động khoa học và công nghệ,
Trừ trường hợp các tổ chức khoa học và công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 6 Nghị định này thẩm định trước khi thành lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định này cho phép thành lập.
Tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong hồ sơ theo quy định tại khoản này.
Hoàng Minh Hiến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghiên cứu khoa học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?