Tổ chức nghiên cứu nước ngoài muốn sửa đổi nội dung trong Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì cần được chấp thuận bởi cơ quan nào?
- Tổ chức nghiên cứu nước ngoài muốn sửa đổi, bổ sung nội dung trong Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì cần được chấp thuận bởi cơ quan nào?
- Tổ chức nghiên cứu nước ngoài thực hiện hoạt động ngoài nội dung trong Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì bị xử lý thế nào?
- Tổ chức nghiên cứu nước ngoài bị thu hồi Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì bị đình chỉ hoạt động bao lâu?
Tổ chức nghiên cứu nước ngoài muốn sửa đổi, bổ sung nội dung trong Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì cần được chấp thuận bởi cơ quan nào?
Sửa đổi, bổ sung nội dung trong Giấy phép lập Văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 10 Nghị định 06/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Giấy phép đã được cấp, Tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao cần tham khảo ý kiến của cơ quan chủ quản phía Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở. Nếu chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung, Bộ Ngoại giao ghi nội dung bổ sung vào Giấy phép đã cấp hoặc cấp Giấy phép mới cho Văn phòng đại diện. Nếu không chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung, Bộ Ngoại giao có văn bản thông báo cho Văn phòng đại diện. Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép nêu tại điều nà được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày Bộ Ngoại giao nhận được văn bản đề nghị của Tổ chức nước ngoài.
Theo đó, khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp, tổ chức nghiên cứu nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao.
Bộ Ngoại giao cần tham khảo ý kiến của cơ quan chủ quản phía Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở.
Nếu chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung, Bộ Ngoại giao ghi nội dung bổ sung vào Giấy phép đã cấp hoặc cấp Giấy phép mới cho Văn phòng đại diện.
Nếu không chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung, Bộ Ngoại giao có văn bản thông báo cho Văn phòng đại diện.
Như vậy, để được sửa đổi, nội dung trong Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần được sự chấp thuận của Bộ Ngoại giao.
Tổ chức nghiên cứu nước ngoài thực hiện hoạt động ngoài nội dung trong Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì bị xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 06/2005/NĐ-CP quy định về các trường hợp thu hồi Giấy phép lập Văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài như sau:
Điều 11. Giấy phép lập Văn phòng đại diện sẽ bị thu hồi trong trường hợp Văn phòng đại diện, Tổ chức nước ngoài có hoạt động không phù hợp với Giấy phép được cấp, vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam hoặc chương trình, dự án hoạt động tại Việt Nam bị chấm dứt trước thời hạn.
Theo đó, các trường hợp tổ chức nghiên cứu nước ngoài bị thu hồi Giấy phép lập Văn phòng đại diện bao gồm:
- Có hoạt động không phù hợp với Giấy phép lập Văn phòng đại diện được cấp;
- Vi phạm các quy định của Nghị định 06/2005/NĐ-CP và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam;
- Chương trình, dự án hoạt động tại Việt Nam bị chấm dứt trước thời hạn.
Trường hợp tổ chức nghiên cứu nước ngoài thực hiện hoạt động ngoài nội dung trong Giấy phép lập Văn phòng đại diện thuộc trường hợp có hoạt động không phù hợp với Giấy phép lập Văn phòng đại diện được cấp.
Do đó, tổ chức nghiên cứu nước ngoài có thể bị thu hồi Giấy phép lập Văn phòng đại diện nếu thuộc trường hợp này.
Tổ chức nghiên cứu nước ngoài bị thu hồi Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì bị đình chỉ hoạt động bao lâu?
Tại Mục IV Thông tư 10/2005/TT-BNG quy định như sau:
IV. CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BỘ NGOẠI GIAO, CƠ QUAN CHỦ QUẢN, UBND TỈNH/THÀNH PHỐ NƠI TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI XIN LẬP VPĐD VÀ CÁC BỘ, CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG VIỆC CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP
…
4. Trước khi ra quyết định thu hồi Giấy phép, Bộ Ngoại giao tham khảo ý kiến cơ quan chủ quản Việt Nam liên quan, UBND tỉnh/thành phố nơi VPĐD đặt trụ sở, các Bộ, cơ quan liên quan tới quyết định đình chỉ hoạt động tạm thời hay vĩnh viễn của VPĐD trong các trường hợp VPĐD hoạt động không phù hợp với Giấy phép, vi phạm các quy định của Nghị định và pháp luật Việt Nam.
Căn cứ quy định trên thì việc quyết định đình chỉ hoạt động tạm thời hay vĩnh viễn Văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài sẽ phụ thuộc vào Bộ Ngoại giao, sau khi Bộ này tham khảo ý kiến cơ quan chủ quản Việt Nam liên quan, UBND tỉnh/thành phố nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở, các Bộ, cơ quan liên quan.
Châu Văn Trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng đại diện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?