Tổ chức tài chính vi mô có được cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng không?
- Tổ chức tài chính vi mô có được cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng không?
- Tổ chức tài chính vi mô phải có biện pháp kiểm tra giám sát các đơn vị chấp nhận thanh toán hay không?
- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt?
Tổ chức tài chính vi mô có được cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng không?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 18 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng
1. Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm:
a) Thực hiện dịch vụ thanh toán: chuyển tiền, thu hộ, chi hộ;
b) Các dịch vụ thanh toán khác không qua tài khoản thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Các tổ chức được cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng:
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách;
b) Ngân hàng hợp tác xã được cung ứng một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng sau khi được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp;
c) Quỹ tín dụng nhân dân được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó sau khi được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp;
d) Tổ chức tài chính vi mô được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ cho khách hàng của tổ chức tài chính vi mô sau khi được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp;
đ) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ sau khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
3. Việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, tổ chức tài chính vi mô được cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng đối với các dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ cho khách hàng của tổ chức tài chính vi mô sau khi được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.
Tổ chức tài chính vi mô có được cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính vi mô phải có biện pháp kiểm tra giám sát các đơn vị chấp nhận thanh toán hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán theo quy định của pháp luật và được quy định các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán phù hợp với các quy định pháp luật liên quan. Khách hàng sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán theo quy định và hướng dẫn của các tổ chức cung ứng dịch vụ.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có biện pháp kiểm tra, giám sát các đơn vị chấp nhận thanh toán nhằm phát hiện và giải quyết hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động thanh toán theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tổ chức tài chính vi mô cần phải có biện pháp kiểm tra giám sát các đơn vị chấp nhận thanh toán nhằm phát hiện và giải quyết hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động thanh toán theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; quy định việc quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia; tham gia tổ chức, giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán quan trọng khác trong nền kinh tế; giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán.
- Chấp thuận bằng văn bản việc tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Chấp thuận và thu hồi văn bản hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức, cá nhân.
- Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động thanh toán quốc tế.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tài chính vi mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?