Tổ chức tín dụng được thành lập dưới những hình thức nào? Đối với các tổ chức tín dụng thì xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện nào?
Tổ chức tín dụng được thành lập dưới những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Như vậy tổ chức tín dụng được thành lập dưới những hình thức được quy định như trên.
Xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng (Hình từ Internet)
Đối với các tổ chức tín dụng thì xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 17 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng
...
3. Đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
4. Đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Hội đồng thành viên thông qua.
...
Như vậy còn phải căn cứ vào tổ chức tín dụng là công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn thì xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần:
+ Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
+ Phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn:
+ Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
+ Phải được Hội đồng thành viên thông qua.
Hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng của tổ chức tín dụng gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 17 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng
...
6. Hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Hồ sơ xử lý rủi ro quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này;
b) Quyết định hoặc phê duyệt của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc xuất toán khỏi ngoại bảng đối với nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
c) Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đối với khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
d) Tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, phù hợp thực tế và các quy định của pháp luật liên quan.
Hồ sơ xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng phải được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Như vậy hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng của tổ chức tín dụng gồm những tài liệu sau:
- Hồ sơ xử lý rủi ro quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này;
- Quyết định hoặc phê duyệt của tổ chức tín dụng về việc xuất toán khỏi ngoại bảng đối với nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
- Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đối với khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
- Tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, phù hợp thực tế và các quy định của pháp luật liên quan.
Hồ sơ xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng phải được tổ chức tín dụng lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?