Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành thuộc Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia có nhiệm vụ gì?
- Thẩm quyền thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành thuộc Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia thuộc về ai?
- Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành thuộc Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia có nhiệm gì?
- Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phối hợp với cơ quan nào để thực hiện các hoạt động thẩm định?
Thẩm quyền thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành thuộc Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia thuộc về ai?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
1. Xem xét phê duyệt kế hoạch thẩm định sau khi Hội đồng thẩm định nhà nước có ý kiến, quyết định triệu tập các cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ trì các phiên họp; phân công trách nhiệm Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước.
2. Quyết định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành theo yêu cầu công việc đối với từng dự án quan trọng quốc gia.
3. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước có thể ủy quyền một Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc báo cáo trước Chính phủ một số nội dung hoặc công việc do Phó Chủ tịch Hội đồng trực tiếp phụ trách.
4. Quyết định việc thuê và lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.
Chiếu theo quy định này thì thẩm quyền thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành thuộc Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia thuộc về Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước.
Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành thuộc Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia có nhiệm vụ gì? (hình từ Internet)
Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành thuộc Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia có nhiệm gì?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành như sau:
Nhiệm vụ của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành
1. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành là bộ phận được thành lập để giúp việc cho Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm các chuyên gia của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan khác có liên quan.
2. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có các nhiệm vụ sau:
a) Chuẩn bị các nội dung thẩm định để gửi cho các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước;
b) Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đề nghị của các thành viên trong Hội đồng thẩm định nhà nước trong quá trình thẩm định, trình Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Thực hiện các công việc để giúp Hội đồng thẩm định nhà nước lựa chọn tư vấn thẩm tra theo quy định tại Điều 11 Nghị định này trong trường hợp cần thuê tư vấn thẩm tra;
d) Chuẩn bị các hợp đồng tư vấn thẩm tra, biên bản nghiệm thu hợp đồng và các chứng từ có liên quan khác để phục vụ việc thanh quyết toán chi phí thẩm định và thẩm tra dự án quan trọng quốc gia;
đ) Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước, đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, quyết định những vấn đề cần xử lý trong quá trình thẩm định;
e) Dự thảo báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước để trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét trình Chính phủ;
g) Thực hiện các công việc khác được Hội đồng thẩm định nhà nước giao.
Đối chiếu với quy định trên thì Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành thuộc Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia có nhiệm sau:
- Chuẩn bị các nội dung thẩm định để gửi cho các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước;
- Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đề nghị của các thành viên trong Hội đồng thẩm định nhà nước trong quá trình thẩm định, trình Hội đồng thẩm định nhà nước;
- Thực hiện các công việc để giúp Hội đồng thẩm định nhà nước lựa chọn tư vấn thẩm tra theo quy định tại Điều 11 Nghị định này trong trường hợp cần thuê tư vấn thẩm tra;
- Chuẩn bị các hợp đồng tư vấn thẩm tra, biên bản nghiệm thu hợp đồng và các chứng từ có liên quan khác để phục vụ việc thanh quyết toán chi phí thẩm định và thẩm tra dự án quan trọng quốc gia;
- Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước, đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, quyết định những vấn đề cần xử lý trong quá trình thẩm định;
- Dự thảo báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước để trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét trình Chính phủ;
- Thực hiện các công việc khác được Hội đồng thẩm định nhà nước giao.
Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phối hợp với cơ quan nào để thực hiện các hoạt động thẩm định?
Tại Điều 8 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước
Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có các nhiệm vụ sau:
1. Huy động bộ máy của Bộ giúp Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức công việc thẩm định dự án quan trọng quốc gia và các hoạt động chung của Hội đồng; phối hợp với các cơ quan liên quan, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, tư vấn thẩm tra để thực hiện các công việc thẩm định.
2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, gửi hồ sơ dự án đến các thành viên Hội đồng, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
3. Xây dựng kế hoạch thẩm định dự án quan trọng quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trình Hội đồng thẩm định nhà nước.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước giao.
5. Lưu trữ các hồ sơ thẩm định dự án quan trọng quốc gia theo quy định.
Theo đó, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phối hợp với các cơ quan liên quan và Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước để thực hiện các hoạt động thẩm định.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chuyên gia thẩm định có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?