Tổ hợp tác là gì? Tổ hợp tác có phải là pháp nhân không? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác như thế nào?
Tổ hợp tác là gì? Tổ hợp tác có phải là pháp nhân không?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 77/2019/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác. Nội dung hợp đồng hợp tác không được trái với quy định của luật có liên quan, bao gồm các nội dung: Mục đích, thời hạn hợp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hợp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có); điều kiện chấm dứt hợp đồng.
3. Phần đóng góp của một thành viên tổ hợp tác là giá trị vốn góp bằng tài sản, công sức (hoạt động hay công việc cụ thể) của thành viên đó đã đóng góp hoặc cam kết đóng góp vào tổ hợp tác. Việc xác định giá trị phần đóng góp của thành viên tổ hợp tác được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
4. Thời hạn hợp tác là thời gian các thành viên tổ hợp tác thỏa thuận hợp tác với nhau và ghi trong hợp đồng hợp tác. Thời hạn hợp tác được xác định theo quy định từ Điều 144 đến Điều 148 của Bộ luật dân sự. Trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn hợp tác thì thời hạn hợp tác kết thúc khi chấm dứt hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 512 của Bộ luật dân sự.
Như vậy, tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Tải về mẫu hợp đồng hợp tác mới nhất 2023: Tại Đây
Tổ hợp tác có phải là pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác là gì?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác.
2. Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác.
3. Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác.
4. Cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Như vậy, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác như sau:
+ Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác.
+ Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác.
+ Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác.
+ Cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác là gì?
Căn cứ vào Điều 5 và Điều 6 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Quyền của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác có tên riêng.
2. Tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Nghị định này, Điều 508 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
6. Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã.
7. Quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Điều 6. Nghĩa vụ của tổ hợp tác
1. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.
2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với nhà nước, người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.
3. Thực hiện các quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan.
Như vậy, tổ hợp tác có quyền:
+ Tổ hợp tác có tên riêng.
+ Tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
+ Hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
+ Xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Nghị định này, Điều 508 Bộ luật Dân sự 2015 và pháp luật khác có liên quan.
+ Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã.
+ Quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, tổ hợp tác cũng có các nghĩa vụ:
+ Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.
+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với nhà nước, người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.
+ Thực hiện các quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật Dân sự và pháp luật có liên quan.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ hợp tác có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?