Tổ kiểm tra, kiểm soát cảnh sát biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ gì? Phải tuân thủ những yêu cầu nào?
Hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc nào?
Cảnh sát biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 15/2019/TT-BQP quy định về nguyên tắc hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm như sau:
Nguyên tắc hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
1. Tuân thủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của Thông tư này, các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trên biển.
2. Ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
3. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trên biển phải sử dụng trang phục theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng.
Theo đó, cảnh sát biển Việt Nam thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trên biển.
- Ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trên biển phải sử dụng trang phục theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng.
Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phải tuân thủ những yêu cầu gì?
Theo Điều 5 Thông tư 15/2019/TT-BQP quy định về yêu cầu đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát như sau:
Yêu cầu đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Có thái độ tôn trọng, đúng mực, ứng xử có văn hóa khi tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và tàu thuyền hoạt động hợp pháp trên biển.
3. Không lợi dụng vị trí công tác để trục lợi.
4. Nghiêm cấm lợi dụng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân; xâm hại lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc bao che, dung túng, tiếp tay đối với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Theo đó, cảnh sát biển Việt Nam thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ những yêu cầu như sau:
- Có thái độ tôn trọng, đúng mực, ứng xử có văn hóa khi tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và tàu thuyền hoạt động hợp pháp trên biển.
- Không lợi dụng vị trí công tác để trục lợi.
- Nghiêm cấm lợi dụng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân; xâm hại lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc bao che, dung túng, tiếp tay đối với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Tổ kiểm tra, kiểm soát cảnh sát biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 7 Thông tư 15/2019/TT-BQP quy định về nhiệm vụ của Tổ kiểm tra, kiểm soát như sau:
Nhiệm vụ của Tổ kiểm tra, kiểm soát
1. Kiểm tra, kiểm soát đối với tàu thuyền, thuyền viên và hàng hóa trên tàu thuyền hoạt động trên biển.
2. Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển về hành vi vi phạm pháp luật; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
6. Thu thập tình hình, thông tin, chứng cứ, tài liệu có liên quan về tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
7. Xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.
8. Lập các biên bản có liên quan theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp bảo đảm xử lý vi phạm và ra quyết định, văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
9. Giao các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền cho các đối tượng có liên quan.
10. Đề nghị tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ việc và trả lời hoặc cho ý kiến đối với nội dung liên quan đến vụ việc.
11. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và pháp luật có liên quan.
12. Báo cáo, kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền những vấn đề có liên quan đến vụ việc.
13. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó, tổ kiểm tra, kiểm soát cảnh sát biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Kiểm tra, kiểm soát đối với tàu thuyền, thuyền viên và hàng hóa trên tàu thuyền hoạt động trên biển.
- Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển về hành vi vi phạm pháp luật; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
- Thu thập tình hình, thông tin, chứng cứ, tài liệu có liên quan về tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
- Xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.
- Lập các biên bản có liên quan theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp bảo đảm xử lý vi phạm và ra quyết định, văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Giao các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền cho các đối tượng có liên quan.
- Đề nghị tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ việc và trả lời hoặc cho ý kiến đối với nội dung liên quan đến vụ việc.
- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và pháp luật có liên quan.
- Báo cáo, kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền những vấn đề có liên quan đến vụ việc.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảnh sát biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?