Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có bao nhiêu Phó Chánh án? Ai có quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh?
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có bao nhiêu Phó Chánh án?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 663/QĐ-TANDTC năm 2017 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Số lượng lãnh đạo, quản lý cấp phó đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
1. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Số lượng Phó Chánh án không quá 03 người;
b) Số lượng cấp phó của Tòa chuyên trách, Văn phòng và các Phòng chức năng không quá 02 người.
2. Đối với Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
a) Số lượng Phó Chánh án không quá 04 người;
b) Số lượng cấp phó của Tòa chuyên trách, Văn phòng và các Phòng chức năng không quá 03 người.
3. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh có số lượng biên chế dưới 50 người:
a) Số lượng Phó Chánh án không quá 02 người;
b) Số lượng cấp phó của Tòa chuyên trách, Văn phòng và các Phòng chức năng có 01 người.
4. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Chánh án là Đại biểu Quốc hội được bổ sung thêm 01 Phó Chánh án.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có số lượng Chánh án không quá 03 người.
- Đối với Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh số lượng Phó Chánh án không quá 04 người.
- Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh có số lượng biên chế dưới 50 người thì số lượng Phó Chánh án không quá 02 người.
- Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh có Chánh án là Đại biểu Quốc hội được bổ sung thêm 01 Phó Chánh án.
Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt, do nhu cầu công tác, việc bổ sung số lượng lãnh đạo, quản lý cấp phó đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. (Điều 3 Quyết định 663/QĐ-TANDTC năm 2017)
Ai có quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh? (Hình từ Internet)
Ai có quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh?
Căn cứ vào Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án quân sự khu vực, Tòa án quân sự quân khu và tương đương và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi Tòa án theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ vào Điều 39 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán. Số lượng thành viên của Ủy ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Phiên họp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án chủ trì.
2. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
d) Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.
Như vậy, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
- Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
- Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tòa án nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?
- Black Friday sale các mặt hàng nào? Black Friday khi nào? Khuyến mại Black Friday phải đảm bảo điều gì?
- Tổng hợp đáp án cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Trình tự xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa? Ủy ban nhân dân cấp nào lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
- Chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành; triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy ở cấp Trung ương