Tòa án vẫn giải quyết ly hôn đơn phương khi có mâu thuẫn gay gắt với mẹ chồng không? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc đơn phương ly hôn khi có mâu thuẫn gay gắt với mẹ chồng và chồng đánh đập?
Tòa án vẫn giải quyết ly hôn đơn phương khi có mâu thuẫn gay gắt với mẹ chồng không?
Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên cụ thể như sau:
Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc mẹ chồng bạn có hành vi bạo lực, chồng nghe theo mẹ có hành vi đánh đập bạn thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương cho bạn.
Tải về mẫu đơn xin ly hôn đơn phương mới nhất 2023: Tại Đây
Ly hôn đơn phương (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc đơn phương ly hôn khi có mâu thuẫn gay gắt với mẹ chồng và chồng đánh đập?
Tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
...
Đồng thời, theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ như sau:
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
...
Như vậy, trường hợp chị yêu cầu ly hôn do có mâu thuẫn gay gắt với mẹ chồng và chồng đánh đập thì khi ly hôn đơn phương, chị là nguyên đơn có thể nộp tại Tòa án cấp huyện nơi chồng cư trú hoặc làm việc. Nếu có thể thỏa thuận được thì có thể lựa chọn Tòa án nơi chị cư trú.
Việc nuôi dưỡng giáo dục con sau khi đơn phương ly hôn được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, việc nuôi dưỡng giáo dục con sau khi đơn phương ly hôn được quy định như trên.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ly hôn đơn phương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?