Tôi muốn kinh doanh xuất khẩu lợn ỉ? Như vậy có trái pháp luật không?
Lợn ỉ trong chăn nuôi
Căn cứ khoản 5, khoản 6 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
“5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.”
Theo đó, lợn ỉ được coi là vật nuôi trong chăn nuôi, cụ thể hơn chính là gia súc.
Lợn ỉ
Bảo tồn và cấm xuất khẩu vật nuôi
Căn cứ Điều 19 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc bảo tồn và cấm xuất khẩu vật nuôi như sau:
“1. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn bao gồm các giống vật nuôi có số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
2. Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu bao gồm các giống vật nuôi quý, hiếm và là lợi thế của Việt Nam.
3. Chính phủ ban hành Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu; quy định trình tự, thủ tục ban hành, cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.”
Theo đó, cần bảo tồn và cấm xuất khẩu các loại vật nuôi có số lượng ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, các giống vật nuôi quý hiếm.
Giống vật nuôi cấm xuất khẩu
Căn cứ Điều 7 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi về danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu:
“1. Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Giống vật nuôi bản địa mang nguồn gen quý, hiếm;
b) Có tính độc đáo, đặc hữu của Việt Nam.
2. Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc cập nhật Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.”
Theo đó, giống vật nuôi được đưa vào danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phải đáp ứng một trong các tiêu chí:
- Giống vật nuôi bản địa mang nguồn gen quý, hiếm;
- Có tính độc đáo, đặc hữu của Việt Nam.
Lợn ỉ có phải giống vật nuôi cấm xuất khẩu không?
Căn cứ Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi về Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu:
TT | Tên giống vật nuôi |
I | Giống lợn |
1 | Lợn ỉ |
2 | Lợn mini Quảng Trị |
II | Giống gà |
1 | Gà Đông Tảo |
2 | Gà Hồ |
III | Giống bò |
1 | Bò H’Mông |
2 | Bò u đầu rìu |
Theo đó, lợn ỉ được xếp vào giống lợn, là vật nuôi cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh xuất khẩu lợn ỉ có bị xử phạt không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi:
“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm không đúng với nội dung cho phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo không đúng với nội dung cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong hành vi vi phạm sau đây:
a) Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm mà không được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Theo đó, hành vi chăn kinh doanh xuất khẩu lợn ỉ được coi là hành vi kinh doanh xuất khẩu vật nuôi cần cấm xuất khẩu và hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính lên đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và có thể lên tới 100.000.000 với tổ chức vi phạm (Khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP), đồng thời tịch thu tang vật vi phạm.
Như vậy, lợn ỉ được xếp vào giống vật nuôi cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Hành vi kinh doanh xuất khẩu lợn ỉ chắc chắn là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu hình phạt theo pháp luật quy định.
Mỗi bản thân chúng ta phải có ý thức trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về vật nuôi cấm xuất khẩu nói riêng và giống vật nuôi nói chung. Có như vậy thì công tác bảo vệ, bảo tồn các giống vật nuôi có số lượng ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, các giống vật nuôi quý hiếm mới thực sự hiệu quả.
Trịnh Công Minh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chăn nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?