Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh được quy định như thế nào? Hình phạt cụ thể cho hành vi này ra sao?

Cho tôi hỏi rằng hiện nay việc buôn bán hàng giả, sản xuất thuốc điều trị COVID giả bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành ạ? Cho tôi biết luôn mức phạt và căn cứ pháp luật nhé. Xin cảm ơn!

Việc kinh doanh thuốc giả có phải là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về dược hay không?

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Luật Dược 2016, quy định như sau:

"Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Kinh doanh dược mà không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.
2. Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa Điểm kinh doanh dược đã đăng ký.
3. Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại Khoản 26 Điều 2 của Luật này và thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác không đúng Mục đích hoặc cung cấp không đúng đối tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.
5. Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả;
b) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thuốc, nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;
c) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh Mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất;
d) Thuốc thử lâm sàng;
đ) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc làm mẫu để đăng ký, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;
e) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được phép lưu hành;
g) Thuốc thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ và thuốc khác có quy định không được bán;
h) Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc; bán lẻ vắc xin;
i) Bán thuốc cao hơn giá kê khai, giá niêm yết.
..."

Việc sản xuất, kinh doanh các loại hàng giả thông thường cũng đã là hành vi trái pháp luật, vi phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng. Nhưng khi đối tượng hàng hoá bị làm giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh thì nó lại là một vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều vì thuốcgiả sẽ được sử dụng trực tiếp bằng các uống, bôi hoặc đưa vào cơ thể bằng tiêm, truyền.

Có những loại thuốc giả được làm ra chỉ không có đúng khả năng phòng bệnh, chữa bệnh của thuốc. Nhưng cũng có những loại thuốc làm giả còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thậm chí là tính mạng của người sử dụng.

Về chế tài xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh tuỳ theo mức độ, tính chất mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh

Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh (Hình từ Internet)

Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng

Căn cứ Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 13 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
..."

Như vậy, với tính chất đơn giản, quy mô nhỏ, chưa gây hậu quả lớn không đến mức phải xử lý hình sự, các đối tượng vi phạm sẽ phải chịu chế tài hành chính quy định trên.

Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng, tùy vào giá trị hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc nguồn thu bất hợp pháp mà mức phạt tiền cũng được quy định khác nhau, từ 1 triệu đồng đến 70 triệu đồng (đối với cá nhân) và từ 2 triệu đồng đến 140 triệu đồng (đối với tổ chức).

Việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh qua biên giới có thể bị xử lý hình sự như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

"Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
..."

Như vậy việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh qua biên giới có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm như quy định nêu trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Buôn bán hàng giả

Lê Đình Khôi

Buôn bán hàng giả
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Buôn bán hàng giả có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Buôn bán hàng giả
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp người buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh thì phải chịu hình phạt như thế nào? Áp dụng hình phạt bổ sung quy định ra sao?
Pháp luật
Hàng giả được hiểu như thế nào? Buôn bán hàng giả là thực phẩm có bị đi tù không? Buôn bán hàng giả sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái giá rẻ ở chợ truyền thống bị phạt bao nhiêu tiền, có bị phạt tù không?
Pháp luật
Buôn bán dầu nhớt giả với số lượng lớn sẽ đối mặt với mức án bao nhiêu năm tù? Buôn bán dầu nhớt giả có bị xử phạt hành chính không?
Pháp luật
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh được quy định như thế nào? Hình phạt cụ thể cho hành vi này ra sao?
Pháp luật
Xử lý hình sự đối với hành vi buôn bán thuốc giả dành cho cá nhân và pháp nhân thương mại được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người buôn bán sách giáo khoa giả trị giá 100 triệu đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Bán sữa ông Thọ giả cho người tiêu dùng có bị phạt không? Hành vi này có được xem là hành vi mua bán hàng giả không?
Pháp luật
Hành vi buôn bán bánh kẹo giả trong dịp Tết có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Hành vi buôn bán hàng giả nếu bị phát hiện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Bán rượu giả ngày Tết bị xử phạt như thế nào? Mức phạt tiền tối đa cho hành vi buôn bán hàng giả là bao nhiêu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào