Tổng cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ nào? Tổng cục Dự trữ Nhà nước có chức năng gì? Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước là các cơ quan nào?
Tổng cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ nào? Tổng cục Dự trữ Nhà nước có chức năng gì?
Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng của Tổng cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Dự trữ Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện các chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Tổng cục Dự trữ Nhà nước anh có thể tham khảo tại Điều 2 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước là các cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước tại trung ương:
a) Vụ Chính sách và Pháp chế;
b) Vụ Kế hoạch;
c) Vụ Khoa học và Công nghệ bảo quản;
d) Vụ Quản lý hàng dự trữ;
đ) Vụ Tổ chức cán bộ;
e) Vụ Tài vụ - Quản trị;
g) Văn phòng;
h) Vụ Thanh tra - Kiểm tra;
i) Cục Công nghệ thông tin, thống kê và Kiểm định hàng dự trữ.
Các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm i khoản này là tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Văn phòng được tổ chức 03 phòng, Cục Công nghệ thông tin, thống kê và Kiểm định hàng dự trữ được tổ chức 03 phòng và 01 đơn vị sự nghiệp.
2. Các tổ chức Dự trữ Nhà nước tại địa phương:
a) Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước:
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Bắc;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thái Bình;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đà Nẵng;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung Bộ;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây Nguyên;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thành phố Hồ Chí Minh;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Cửu Long;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Nam Bộ.
b) Chi cục Dự trữ Nhà nước thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Chi cục Dự trữ Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc và trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước bao gồm:
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Bắc;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thái Bình;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đà Nẵng;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung Bộ;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây Nguyên;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thành phố Hồ Chí Minh;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Cửu Long;
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Nam Bộ.
Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước
1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
2. Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng cục Dự trữ Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?