Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác đào tạo chính quy theo quy định hiện nay?
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là cơ quan hành chính trực thuộc Bộ nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 62/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và xã hội như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Bảo hiểm xã hội.
2. Vụ Bình đẳng giới.
3. Vụ Pháp chế.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
7. Văn phòng.
8. Thanh tra.
9. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.
10. Cục Việc làm.
11. Cục Quản lý lao động ngoài nước.
12. Cục An toàn lao động.
13. Cục Người có công.
14. Cục Bảo trợ xã hội.
15. Cục Trẻ em.
16. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
17. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
18. Viện Khoa học Lao động và Xã hội.
19. Trung tâm Công nghệ Thông tin.
20. Báo Dân trí.
21. Tạp chí Lao động và Xã hội.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 17 Điều này là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 18 đến khoản 21 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 03 phòng.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 1 Quyết định 29/2017/QĐ-TTg quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm) trong phạm vi cả nước; quản lý, thực hiện các dịch vụ công về giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên thì Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là cơ quan hành chính trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm) trong phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Tổng cục giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác đào tạo chính quy theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có cơ cấu tổ chức như thế nào theo quy định hiện nay?
Theo Điều 3 Quyết định 29/2017/QĐ-TTg thì Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có 12 đơn vị trực thuộc, trong đó:
(1) Các đơn vị có chức năng giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
- Vụ Đào tạo chính quy.
- Vụ Đào tạo thường xuyên.
- Vụ Nhà giáo.
- Vụ Cơ sở vật chất và thiết bị.
- Vụ Công tác học sinh, sinh viên.
- Vụ Kỹ năng nghề.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Pháp chế - Thanh tra.
- Văn phòng (có 04 phòng).
- Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (có 04 phòng).
(2) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục giáo dục nghề nghiệp là Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác đào tạo chính quy?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 29/2017/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục.
4. Quản lý các bậc trình độ giáo dục nghề nghiệp của khung trình độ quốc gia; thực hiện tham chiếu các trình độ của giáo dục nghề nghiệp với Khung tham chiếu trình độ khu vực ASEAN và với các khung trình độ quốc gia khác.
5. Về đào tạo chính quy:
a) Quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại; ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; ngành, nghề được phép hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và ngành, nghề doanh nghiệp phải sử dụng lao động qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp;
b) Xây dựng khối lượng kiến thức tối thiểu đối với từng trình độ đào tạo và từng ngành, nghề đào tạo, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp;
c) Hướng dẫn thực hiện quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng;
d) Theo dõi việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo niên chế, theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ;
đ) Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng chương trình, giáo trình đào tạo; áp dụng các chương trình đào tạo của nước ngoài; xác định chỉ tiêu và quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ. Kiểm tra các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trong việc cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài; đào tạo liên thông và liên kết đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn và tổ chức thực hiện việc đánh giá, công nhận trường chất lượng cao.
...
Như vậy, trong công tác đào tạo chính quy, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại; ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; ngành, nghề được phép hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và ngành, nghề doanh nghiệp phải sử dụng lao động qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp;
(2) Xây dựng khối lượng kiến thức tối thiểu đối với từng trình độ đào tạo và từng ngành, nghề đào tạo, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp;
(3) Hướng dẫn thực hiện quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng;
(4) Theo dõi việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo niên chế, theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ;
(5) Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng chương trình, giáo trình đào tạo; áp dụng các chương trình đào tạo của nước ngoài; xác định chỉ tiêu và quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ;
(6) Kiểm tra các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trong việc cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài; đào tạo liên thông và liên kết đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn và tổ chức thực hiện việc đánh giá, công nhận trường chất lượng cao.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng cục giáo dục nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?