Tổng cục Quản lý đất đai là tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia có đúng không?
Tổng cục Quản lý đất đai là tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia có đúng không?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 02/2018/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Quản lý đất đai là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đất đai trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Quản lý đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng; trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 2 Quyết định 02/2018/QĐ-TTg quy định:
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
a) Tổ chức việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, các vùng theo quy định;
b) Hướng dẫn việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh;
c) Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, các vùng, cấp tỉnh; việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực sau khi được phê duyệt.
Tổng cục Quản lý đất đai là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đất đai trong phạm vi cả nước.
Tổng cục Quản lý đất đai là tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, các vùng theo quy định.
Ngoài ra, theo Điều 2 Quyết định 02/2018/QĐ-TTg Tổng cục Quản lý đất đai có các nhiệm vụ, quyền hạn chính trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Về đo đạc bản đồ, đăng ký đất đai và lập hồ sơ địa chính
- Giá đất.
- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Phát triển quỹ đất và đấu giá quyền sử dụng đất.
- Điều tra, đánh giá tài nguyên đất.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai.
- Kiểm soát việc quản lý, sử dụng đất đai.
Tổng cục Quản lý đất đai (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 02/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Chính sách và Pháp chế.
2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
4. Vụ Tổ chức cán bộ.
5. Văn phòng Tổng cục.
6. Cục Đăng ký đất đai.
7. Cục Quy hoạch đất đai.
8. Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất.
9. Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai.
10. Viện Nghiên cứu quản lý đất đai.
11. Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai.
12. Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai.
13. Trung tâm Định giá đất và Kiểm định địa chính.
Tại Điều này, các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 9 là các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 10 đến khoản 13 là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục.
Văn phòng Tổng cục có 04 phòng; Cục Đăng ký đất đai có văn phòng và 03 phòng; Cục Quy hoạch đất đai có văn phòng và 03 phòng; Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất có văn phòng và 03 phòng; Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai có văn phòng và 03 phòng.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai bao gồm:
- Vụ Chính sách và Pháp chế.
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Văn phòng Tổng cục.
- Cục Đăng ký đất đai.
- Cục Quy hoạch đất đai.
- Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất.
- Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai.
- Viện Nghiên cứu quản lý đất đai.
- Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai.
- Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai.
- Trung tâm Định giá đất và Kiểm định địa chính.
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 02/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về lãnh đạo Tổng Cục Quản lý đất đai như sau:
Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Quản lý đất đai có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Quản lý đất đai. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Tổng cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tổng cục Quản lý đất đai có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng cục Quản lý đất đai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?