Tổng cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân không? Tổng cục làm việc theo chế độ như thế nào?
Tổng cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân không?
Tư cách pháp nhân của Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định tại Điều 1 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg như sau:
Vị trí và chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự
1. Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp và có tư cách pháp nhân.
Tổng Cục Thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Tổng cục Thi hành án dân sự có tối đa bao nhiêu Phó Tổng cục trưởng?
Số lượng Phó Tổng cục trưởng của Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 19/2023/QĐ-TTg như sau:
Cơ cấu công chức, viên chức của Tổng cục Thi hành án dân sự
1. Tổng cục Thi hành án dân sự có cơ cấu nhân sự sau đây:
a) Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng
b) Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và công chức khác;
c) Viên chức.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu công chức, tổ chức của các tổ chức giúp việc Tổng Cục trưởng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc cấp mình quản lý theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách.
Theo đó, Tổng cục Thi hành án dân sự có tối đa 04 Phó Tổng cục trưởng. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách.
Tổng cục Thi hành án dân sự làm việc theo chế độ như thế nào?
Chế độ làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định tại Điều 2 Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 469/QĐ-TCTHADS năm 2020 như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Tổng cục làm việc theo chế độ Thủ trưởng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của Tổng Cục trưởng đối với các lĩnh vực công tác của Tổng cục, của Hệ thống; mọi hoạt động của Tổng cục phải tuân thủ quy định của pháp luật, của Bộ Tư pháp và Quy chế làm việc của Tổng cục.
2. Một người, một đơn vị được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ nhưng mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một đơn vị, một người chủ trì thực hiện. Nhiệm vụ được giao cho đơn vị nào thì Thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm chính về nhiệm vụ được giao.
3. Công chức, viên chức chủ động giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công; đúng trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác, Quy chế làm việc của Tổng cục, của đơn vị, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu của cơ quan cấp trên.
4. Bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của công chức, viên chức, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
5. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chất lượng và hiệu quả trong mọi hoạt động; thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, bảo đảm tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ, tính pháp quyền, hiện đại, liêm chính, phục vụ nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Như vậy, Tổng cục Thi hành án dân sự làm việc theo chế độ Thủ trưởng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của Tổng Cục trưởng đối với các lĩnh vực công tác của Tổng cục, của Hệ thống.
Mọi hoạt động của Tổng cục Thi hành án dân sự phải tuân thủ quy định của pháp luật, của Bộ Tư pháp và Quy chế làm việc của Tổng cục.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng cục thi hành án dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?