Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động đúng không?

Tôi có một câu hỏi như sau: Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động đúng không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.H ở Bình Dương.

Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động đúng không?

Việc Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em được quy định tại Điều 23 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:

Điều kiện bảo đảm hoạt động của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em
1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.
2. Được sử dụng số điện thoại ngắn 03 số, không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.
3. Được tiếp nhận viện trợ, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; được quảng bá số điện thoại và các dịch vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.

Hiện nay, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em có đường dây nóng là 111.

Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em

Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em là gì?

Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 22 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:

Nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em
1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
2. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại.
3. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.
4. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.
5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.
6. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.
7. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em.
8. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em.

Theo đó, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 22 nêu trên.

Khi nhận được thông tin tố giác về trẻ em bị xâm hại thì Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em chuyển thông tin đến cơ quan nào?

Cơ quan được Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em chuyển thông tin tố giác về trẻ em bị xâm hại được quy định tại Điều 26 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:

Đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp có trách nhiệm phối hợp xử lý thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; chuyển ngay thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện việc đánh giá nguy cơ ban đầu về mức độ tổn hại của trẻ em.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp.
3. Trường hợp trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Nghị định này.

Như vậy, khi nhận được thông tin tố giác về trẻ em bị xâm hại thì Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện việc đánh giá nguy cơ ban đầu về mức độ tổn hại của trẻ em.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ trẻ em

Trần Thị Tuyết Vân

Bảo vệ trẻ em
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ trẻ em có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ trẻ em
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giáo viên có trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng không? Trẻ em có quyền gì khi tham gia trên không gian mạng?
Pháp luật
Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là trách nhiệm của ai? Các yêu cầu bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như thế nào?
Pháp luật
Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo bao nhiêu cấp độ? Các biện pháp bảo vệ trẻ em theo từng cấp độ là gì?
Pháp luật
Gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em thì có bị thu phí viễn thông và phí tư vấn không?
Pháp luật
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã khi làm báo cáo thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ trẻ em bị xâm hại có phải lấy ý kiến của của trẻ em hay không?
Pháp luật
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã phải xây dựng và trình kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại trong vòng bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Trẻ em có được quyền yêu cầu cá nhân trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của mình hay không?
Pháp luật
Cuộc họp để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có phải lập biên bản không?
Pháp luật
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã sẽ dựa vào cơ sở nào để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bỏ rơi?
Pháp luật
Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp nào theo quy định?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào