Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng được tự quyết định vượt thẩm quyền trong trường hợp nào? Tổng giám đốc có bằng cấp gì?
Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng được tự quyết định vượt thẩm quyền trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 56 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc)
...
6. Báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Đại hội đồng cổ đông và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động và kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.
7. Quyết định áp dụng biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố và chịu trách nhiệm về quyết định đó, kịp thời báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
8. Kiến nghị, đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định theo thẩm quyền.
9. Đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên họp bất thường.
10. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng, trừ chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
11. Ký kết hợp đồng, giao dịch khác nhân danh tổ chức tín dụng theo quy định của Điều lệ và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
12. Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ trong kinh doanh của tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, tổng giám đốc của tổ chức tín dụng được tự quyết định áp dụng biện pháp vượt thẩm quyền trong trường hợp thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố. Tuy nhiên, tổng giám đốc phải tự chịu trách nhiệm về quyết định đó, kịp thời báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng được tự quyết định vượt thẩm quyền trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về tiêu chuẩn điều kiện đối với tổng giám đốc của tổ chức tín dụng như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng
...
4. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Có trình độ từ đại học trở lên về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán;
c) Có một trong các điều kiện sau đây: có ít nhất 05 năm là người điều hành tổ chức tín dụng; có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán; có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
d) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
...
Như vậy, Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán.
Người đã từng bị đình chỉ đảm nhiệm chức vụ nào thì không được làm Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ
1. Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng:
...
d) Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;
đ) Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 69, điểm b khoản 1 Điều 73 và điểm a khoản 2 Điều 77 của Luật này;
...
Như vậy, người đã từng bị đình chỉ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 47 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì không được làm Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?