Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam do ai có quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị?
Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam do ai có quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định 3-CP năm 1996 quy định như sau:
1. Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trình. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trình.
Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty.
Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty.
Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam do ai có quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị? (Hình từ Internet)
Ai giúp Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định 3-CP năm 1996 quy định như sau:
...
2. Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công thực hiện.
3. Kế toán trưởng Tổng công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4. Văn phòng, các phòng hoặc ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
Theo đó, Kế toán trưởng Tổng công ty giúp Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty.
Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam có những quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 20 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định 3-CP năm 1996 quy định như sau:
Tổng giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn ( kể cả nợ), tài nguyên, đất đại và các nguồn lực khác của Nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty. Giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nước cho các đơn vị thành viên Tổng công ty theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Kiến nghị Hội đồng quản trị điều chỉnh vốn các nguồn lực khác khi giao lại cho các đơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vị thành viên theo hình thức tăng giảm vốn;
2. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được Hội đồng quản trị phê duyệt. Xây dựng phương án huy động vốn trình Hội đồng quản trị phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án đó. Thực hiện và chỉ đạo Công ty tài chính của Tổng công ty thực hiện việc huy động vốn, cho vay vốn phục vụ yêu cầu vốn của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên;
3. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình hoạt động, các phương án bảo vệ và khai thác tài nguyên của Tổng công ty, dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài, phương án liên doanh, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong Tổng công ty, các biện pháp thực hiện những hợp đồng kinh tế có giá trị lớn để trình Hội đồng quản trị xem xét, quyết định hoặc trình tiếp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Tổ chức thực hiện chiến lược và các kế hoạch, phương án, dự án, biện pháp đã được phê duyệt;
4. Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Tổng công ty; thực hiện các nhiệm vụ và cân đối lớn Nhà nước giao cho Tổng công ty; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về thực hiện cân đối lớn và bình ổn giá cả thép trong nước;
...
Như vậy, Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam có những quyền hạn nêu trên.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng công ty Thép Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?