Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được xây dựng trên cơ sở nào? Quy trình xây dựng tổng hạn mức đầu tư được quy định thế nào?
- Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được xây dựng trên cơ sở nào?
- Quy trình xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được quy định thế nào?
- Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm là gì?
Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được xây dựng trên cơ sở nào?
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về cơ sở xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm như sau:
Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm
1. Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được xây dựng trên các cơ sở sau:
a) Tình hình thực hiện cán cân thanh toán của năm liền trước và dự báo cán cân thanh toán của năm xây dựng tổng hạn mức;
b) Quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước;
c) Tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;
d) Tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong năm xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
...
Theo đó, tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được xây dựng trên những cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 26 nêu trên.
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (Hình từ Internet)
Quy trình xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về quy trình xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài như sau:
Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm
...
2. Quy trình xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
a) Chậm nhất ngày 15 tháng 3 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chậm nhất ngày 31 tháng 3 hàng năm, Thủ tướng Chính phủ thực hiện phê duyệt tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
c) Trường hợp trong khoảng thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phép xem xét, xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác tạm thời cho tổ chức tự doanh đầu tư, tổ chức nhận ủy thác đầu tư tối đa không quá 50% hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký của năm liền trước.
Theo quy định trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chậm nhất ngày 15 tháng 3 hàng năm.
Và chậm nhất ngày 31 tháng 3 hàng năm, Thủ tướng Chính phủ thực hiện phê duyệt tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm là gì?
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 135/2015/NĐ-CP về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với các trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 9 Nghị định này.
4. Quy định về:
a) Công cụ được phép đầu tư ở nước ngoài trong từng thời kỳ;
b) Quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp;
c) Quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại;
d) Tỷ lệ đầu tư an toàn cho tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp;
đ) Quy trình, thủ tục đăng ký, xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác;
e) Quy trình, thủ tục, nội dung thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và phương thức, nội dung tham gia chương trình thưởng cổ phiếu của cá nhân người lao động Việt Nam làm việc trong các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Điều 5 Nghị định này;
g) Thủ tục chuyển vốn ra nước ngoài, chuyển vốn và nguồn thu hợp pháp về Việt Nam đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 9 Nghị định này;
h) Việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tài khoản vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 11 Nghị định này;
i) Chế độ báo cáo đối với nhà đầu tư về tình hình tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tình hình nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác quy định tại Điều 35 Nghị định này.
5. Thực hiện quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
6. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư.
7. Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính tổng hợp số liệu, đánh giá tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm về việc thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?