Tổng hợp 04 mẫu phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi và hướng dẫn chi tiết cách điền?
04 trường hợp được phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
04 trường hợp được phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 17 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
Khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Các trường hợp được phân bổ:
a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản;
c) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất;
d) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
2. Phương pháp phân bổ:
a) Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.
...
Theo đó, 04 trường hợp được phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
(1) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
(2) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản;
(3) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất;
(4) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
Tổng hợp 04 mẫu phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi và hướng dẫn chi tiết cách điền? (Hình từ Internet)
Tổng hợp 04 mẫu phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi và hướng dẫn chi tiết cách điền?
Tổng hợp các mẫu phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi và hướng dẫn cách điền theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
STT | Mẫu | Tên mẫu | Hướng dẫn cách điền |
1 | Mẫu số 03-3A/TNDN | Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với thu nhập từ dự án đầu tư mới, thu nhập của doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp | |
2 | Mẫu số 03-3B/TNDN | Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (dự án đầu tư mở rộng) | |
3 | Mẫu số 03-3C/TNDN | Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ | |
4 | Mẫu số 03-3D/TNDN | Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ hoặc doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao |
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm những ai?
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 như sau:
- Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này, bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
+ Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
- Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
+ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
+ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
+ Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
- Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
+ Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
+ Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
+ Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội?
- Ngày 9 tháng 11 có phải là Ngày Pháp luật nước Việt Nam không? Ngày Pháp luật tổ chức nhằm tôn vinh những gì?
- Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày bao nhiêu tháng 11? Có tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam không?
- Khuyết tật trí tuệ là gì? Có bao nhiêu mức độ khuyết tật trí tuệ? Việc xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ ngày 1/1/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý ra sao?