Tổng hợp 10 Vụ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ? Các Vụ thuộc Bộ này do Bộ trưởng quy định cơ cấu đúng không?

Tổng hợp 10 Vụ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ? Các Vụ thuộc Bộ này do Bộ trưởng quy định cơ cấu tổ chức đúng không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ này về phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được quy định ra sao? câu hỏi của chị V (Huế).

Tổng hợp 10 Vụ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ? Các Vụ thuộc Bộ này do Bộ trưởng quy định cơ cấu tổ chức đúng không?

Cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ được quy định tại Điều 3 Nghị định 28/2023/NĐ-CP như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật.
3. Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ.
4. Vụ Công nghệ cao.
5. Vụ Năng lượng nguyên tử.
6. Vụ Ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật.
7. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
8. Vụ Pháp chế.
9. Vụ Tổ chức cán bộ.
10. Vụ Hợp tác quốc tế.
11. Văn phòng Bộ.
12. Thanh tra Bộ.
13. Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
14. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
15. Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
16. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
17. Cục Sở hữu trí tuệ.
18. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia.
19. Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
20. Báo VnExpress.
21. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
22. Trung tâm Công nghệ thông tin.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 18 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 19 đến khoản 22 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia được sử dụng con dấu hình Quốc huy.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ theo thẩm quyền được giao.

Theo quy định này, Bộ Khoa học và Công nghệ có tất cả 10 Vụ, cụ thể gồm:

- Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên.

- Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật.

- Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ.

- Vụ Công nghệ cao.

- Vụ Năng lượng nguyên tử.

- Vụ Ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Vụ Hợp tác quốc tế.

Cũng theo quy định này thì các Vụ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định về cơ cấu tổ chức của các Vụ này.

Tổng hợp 10 Vụ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ? Các Vụ thuộc Bộ này do Bộ trưởng quy định cơ cấu đúng không?

Tổng hợp 10 Vụ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ? Các Vụ thuộc Bộ này do Bộ trưởng quy định cơ cấu đúng không? (hình từ internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ về phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được quy định ra sao?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ về phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 28/2023/NĐ-CP, cụ thể gồm 07 nhiệm vụ, quyền hạn sau:

(1) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền về quy hoạch mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ công lập và tổ chức thực hiện sau khi được ban hành;

- Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành quy định bổ sung về cơ chế tự chủ đặc thù của lĩnh vực khoa học và công nghệ.

(2) Quy định cụ thể tiêu chí phân loại, xếp hạng, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, tổ chức tại, giải thể đối với tổ chức khoa học và công nghệ;

- Thành lập, thẩm định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định của pháp luật; hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

(3) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; chính sách thu hút đối với nhà khoa học, chuyên gia giỏi, trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài

(4) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ; tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý.

(5) Quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, thư viện, thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; quản lý công bố khoa học và công nghệ trong nước;

- Xây dựng hạ tầng thông tin, thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; chỉ đạo, tổ chức chợ công nghệ và thiết bị, hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ, hoạt động giao dịch công nghệ, triển lãm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;

- Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đầu tư phát triển mạng thông tin khoa học và công nghệ quốc gia kết nối với khu vực và quốc tế.

(6) Quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

(7) Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác truyền thông về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Với tư cách là người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quản lý Bộ được quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao.
2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
3. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
5. Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
6. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật.
7. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Tổng cục trưởng sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
8. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng cục trưởng và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu: vụ, cục, thanh tra, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và phòng thuộc vụ (nếu có), phòng thuộc Thanh tra Bộ, phòng thuộc Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật.
Quyết định việc phân cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục, cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.
9. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
10. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
11. Ban hành Quy chế làm việc của Bộ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.
12. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.
13. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Như vậy, với tư các là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ này có 14 nhiệm vụ và quyền hạn kể trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Khoa học và Công nghệ

Phạm Thị Xuân Hương

Bộ Khoa học và Công nghệ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Khoa học và Công nghệ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Khoa học và Công nghệ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ về hợp tác và hội nhập quốc tế? Chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ là gì?
Pháp luật
Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến an toàn bức xạ và hạt nhân?
Pháp luật
Bộ Khoa học và Công nghệ có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ không?
Pháp luật
Quyết định 856/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố những thủ tục hành chính nội bộ mới, bị bãi bỏ nào?
Pháp luật
Vụ Khoa học Xã hội Nhân văn và Tự nhiên là đơn vị thuộc Bộ nào? Lãnh đạo Vụ sẽ bao gồm những ai?
Pháp luật
Vụ Khoa học Xã hội Nhân văn và Tự nhiên trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức và làm việc theo chế độ nào?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền ký các văn bản nào? Có ký quyết định cá biệt không?
Pháp luật
Bộ Khoa học và Công nghệ sử dụng Biểu trưng trong các hoạt động nào? Biểu trưng của Bộ thể hiện trên băng rôn như thế nào?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ do Thủ tướng bổ nhiệm được hưởng phụ cấp chức vụ bao nhiêu?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là ai? Do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bổ nhiệm đúng không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào