Tổng hợp các mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất hiện nay? Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu gồm những nội dung gì?
Tổng hợp các mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại khoản khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT, mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm 03 mẫu sau đây:
- Mẫu số 2A sử dụng để lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế không qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
Tải mẫu 2A: Tải về
- Mẫu số 2B sử dụng để lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế không qua mạng theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.
Tải mẫu 2B: Tải về
- Mẫu số 2C sử dụng để lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế không qua mạng.
Tải mẫu 2C: Tải về
Lưu ý rằng: Đối với gói thầu áp dụng các phương thức hai giai đoạn không qua mạng thì việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu dựa trên những mẫu này cần đáp ứng trên cơ sở bảo đảm không trái quy định của Luật Đấu thầu 2023, Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Tổng hợp các mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất hiện nay? Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu như sau:
Kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
a) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu bao gồm: đơn dự thầu; thỏa thuận liên danh (nếu có); giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
b) Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
a) Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 3 Điều 24 của Nghị định này;
b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
...
Như vậy, việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu gồm những nội dung dưới đây:
- Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu gồm:
+ Đơn dự thầu.
+ Thỏa thuận liên danh (nếu có).
+ Giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có).
+ Bảo đảm dự thầu.
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu.
- Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
Thời gian báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu là khi nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT quy định về thời gian báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu như sau:
Thời gian báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước, ngày 15 tháng 4 năm tiếp theo của kỳ báo cáo. Trường hợp thời điểm báo cáo nêu trên trùng với ngày nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ lễ theo quy định của pháp luật về lao động thì thời điểm báo cáo là ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ hoặc thời điểm nghỉ lễ.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước gửi báo cáo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước ngày 01 tháng 02 năm tiếp theo của kỳ báo cáo. Trường hợp thời điểm báo cáo nêu trên trùng với ngày nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ lễ theo quy định của pháp luật về lao động thì thời điểm báo cáo là ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ hoặc thời điểm nghỉ lễ.
3. Chủ đầu tư, bên mời thầu gửi báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hằng năm theo yêu cầu về thời hạn báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu.
Như vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu phải báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu như sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước, ngày 15 tháng 4 năm tiếp theo của kỳ báo cáo.
Lưu ý: Trường hợp thời điểm báo cáo nêu trên trùng với ngày nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ lễ theo quy định của pháp luật về lao động thì thời điểm báo cáo là ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ hoặc thời điểm nghỉ lễ.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước gửi báo cáo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước ngày 01 tháng 02 năm tiếp theo của kỳ báo cáo.
Lưu ý: Trường hợp thời điểm báo cáo nêu trên trùng với ngày nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ lễ theo quy định của pháp luật về lao động thì thời điểm báo cáo là ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ hoặc thời điểm nghỉ lễ.
- Chủ đầu tư, bên mời thầu gửi báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hằng năm theo yêu cầu về thời hạn báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?