Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng là gì?
- Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng là gì?
- Hạch toán kế toán, thông tin báo cáo trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng được quy định như thế nào?
- Quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về bảo lãnh như thế nào?
- Khách hàng cần đáp ứng các điều kiện gì để được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh?
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng là gì?
Căn cứ tại Điều 34 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định trách của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng như sau:
- Trách nhiệm của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế:
+ Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng công bố danh sách ngân hàng thương mại;
+ Đầu mối xử lý các vướng mắc phát sinh liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
- Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và xử lý các vi phạm phát sinh theo thẩm quyền;
+ Đầu mối tổng hợp, xem xét trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định công bố danh sách ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này và điều chỉnh danh sách ngân hàng thương mại khi có thay đổi.
- Vụ Tài chính - Kế toán có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chế độ hạch toán kế toán đối với các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định tại Thông tư này.
- Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin triển khai nghiệp vụ bảo lãnh bằng phương tiện điện tử của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc chấp hành Thông tư này theo thẩm quyền.
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng là gì? (Hình từ Internet)
Hạch toán kế toán, thông tin báo cáo trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 33 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện hạch toán kế toán, theo dõi tất cả các khoản bảo lãnh phát sinh theo quy định.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo tình hình thực hiện bảo lãnh theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
Quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về bảo lãnh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định như sau:
- Căn cứ quy định tại Thông tư 11/2022/TT-NHNN và các quy định pháp luật liên quan, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ về nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng (bao gồm cả nội dung quy định về bảo lãnh điện tử (nếu có), bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai (nếu có); bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú) phù hợp với quy định về cấp tín dụng, trong đó phải phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và xét duyệt cấp bảo lãnh.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi 01 (một) bản quy định nội bộ về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) theo quy định của pháp luật có liên quan.
Khách hàng cần đáp ứng các điều kiện gì để được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp;
- Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo lãnh ngân hàng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?