Trách nhiệm của công chức Quản lý thị trường khi sử dụng công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào?
Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý cần phải tuân thủ nguyên tắc nào khi sử dụng công cụ hỗ trợ?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 33/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ như sau:
Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng Quản lý thị trường
Việc trang bị, quản lý, sử dụng, sửa chữa, vận chuyển, phân loại, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ trang bị cho các đối tượng thuộc lực lượng Quản lý thị trường thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Việc sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng Quản lý thị trường sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Theo đó, khi sử dụng công cụ hỗ trợ, đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường cần tuân thủ một số nguyên tắc theo quy định tại Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, cụ thể:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(2) Trang bị công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
(3) Người quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.
(4) Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.
(5) Sử dụng công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.
(6) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.
(8) Công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy.
(8) Công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải được kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
(9) Công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.
Trách nhiệm của công chức Quản lý thị trường khi sử dụng công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của công chức Quản lý thị trường khi sử dụng công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:
Điều kiện, trách nhiệm của người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm sau đây:
a) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định;
b) Khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng;
c) Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng;
d) Bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.
3. Chính phủ quy định việc huấn luyện và cấp chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Như vậy, khi công chức Quản lý thị trường được cấp phép sử dụng công cụ hỗ trợ cần phải có trách nhiệm:
- Sử dụng công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định;
- Khi mang công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng;
- Bảo quản công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng;
- Bàn giao công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.
Kinh phí mua sắm công cụ hỗ trợ cho công chức Quản lý thị trường được lấy từ nguồn nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 33/2022/NĐ-CP quy định về kinh phí mua sắm công cụ hỗ trợ như sau:
Kinh phí mua sắm, sửa chữa phương tiện làm việc, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, trang phục của lực lượng Quản lý thị trường
Kinh phí mua sắm, sửa chữa phương tiện làm việc, công cụ hỗ trợ, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, trang phục của lực lượng Quản lý thị trường được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hàng năm hoặc theo đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định vừa nêu thì kinh phí mua sắm công cụ hỗ trợ cho công chức Quản lý thị trường được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hàng năm hoặc theo đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý thị trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?