Trách nhiệm của Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến là gì?
- Trách nhiệm của Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến là gì?
- Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm gì trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định?
- Những nội dung nào người lao động bàn và quyết định?
Trách nhiệm của Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến là gì?
Theo Điều 74 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến
1. Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động về các nội dung quy định tại Điều 71 của Luật này; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của người lao động; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và thực hiện việc công khai nội dung giải trình, tiếp thu đến người lao động.
2. Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) tham gia phối hợp thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lấy ý kiến của người lao động, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
3. Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực đóng góp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này.
Như vậy, Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực đóng góp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp;
Theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này.
Trách nhiệm của Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến là gì? (Hình từ Internet)
Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm gì trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định?
Theo Điều 70 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể người lao động
...
3. Định kỳ 06 tháng một lần, người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể người lao động trong doanh nghiệp.
4. Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực tham gia bàn và quyết định các nội dung quy định tại Điều 67 của Luật này và nghiêm túc thực hiện các quyết định đã được tập thể thống nhất; trường hợp nhận thấy quyết định của tập thể người lao động không bảo đảm trình tự, thủ tục hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì có quyền kiến nghị, phản ánh đến Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực tham gia bàn và quyết định các nội dung quy định tại Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 và nghiêm túc thực hiện các quyết định đã được tập thể thống nhất;
Trường hợp nhận thấy quyết định của tập thể người lao động không bảo đảm trình tự, thủ tục hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì có quyền kiến nghị, phản ánh đến Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Những nội dung nào người lao động bàn và quyết định?
Theo Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định những nội dung người lao động bàn và quyết định như sau:
- Nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật.
- Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.
- Việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
- Nội dung nghị quyết của hội nghị người lao động.
- Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đoàn viên công đoàn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?