Trách nhiệm của Kiểm sát viên trước khi tiến hành khám nghiệm tử thi được quy định như thế nào? Trong quá trình khám nghiệm tử thi Kiểm sát viên có quyền và nghĩa vụ gì?
Trách nhiệm của Kiểm sát viên trước khi tiến hành khám nghiệm tử thi được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của Kiểm sát viên trước khi tiến hành khám nghiệm tử thi được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 32 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Hoạt động của Kiểm sát viên trước khi khám nghiệm tử thi
Kiểm sát viên phải chủ động phối hợp với Điều tra viên để thống nhất nội dung, kế hoạch khám nghiệm tử thi. Trước khi khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên thông báo tóm tắt nội dung vụ việc, thành phần tiến hành, tham gia khám nghiệm, thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm.
Như vậy, trước khi tiến hành khám nghiệm tử thi Kiểm sát viên có trách nhiệm sau:
- Kiểm sát viên phải chủ động phối hợp với Điều tra viên để thống nhất nội dung, kế hoạch khám nghiệm tử thi.
- Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên thông báo tóm tắt nội dung vụ việc, thành phần tiến hành, tham gia khám nghiệm, thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm.
Trách nhiệm thông báo với Viện kiểm sát cùng cấp về việc khám nghiệm tử thi được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Khám nghiệm tử thi
1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.
Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.
3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.
Theo đó, trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
Trong quá trình khám nghiệm tử thi Kiểm sát viên có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 33 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm tử thi
1. Trong quá trình khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Giám định viên pháp y, Giám định viên kỹ thuật hình sự tiến hành chụp ảnh, mô tả đầy đủ dấu vết để lại trên tử thi, thu thập, bảo quản mẫu vật, phục vụ công tác giám định để xác định nguyên nhân chết hoặc truy tìm tung tích của nạn nhân.
Kiểm sát viên phải ghi chép, mô tả đầy đủ, chính xác, rõ ràng, cụ thể các dấu vết để lại trên tử thi để làm cơ sở xem xét, đối chiếu với biên bản khám nghiệm tử thi.
2. Nếu thấy việc khám nghiệm tử thi chưa đầy đủ, vi phạm quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Giám định viên pháp y, Giám định viên kỹ thuật hình sự bổ sung, khắc phục; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì yêu cầu ghi ý kiến của Kiểm sát viên vào biên bản khám nghiệm và báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện.
3. Trường hợp phải khai quật tử thi, Kiểm sát viên phải kiểm sát về trình tự, thủ tục, bảo đảm việc khai quật tử thi để khám nghiệm đúng quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Chiếu theo quy định này, trong quá trình khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên có các quyền và nghĩa vụ sau:
Quyền của Kiểm sát viên:
(1) Yêu cầu Điều tra viên, Giám định viên pháp y, Giám định viên kỹ thuật hình sự tiến hành chụp ảnh, mô tả đầy đủ dấu vết để lại trên tử thi, thu thập, bảo quản mẫu vật, phục vụ công tác giám định để xác định nguyên nhân chết hoặc truy tìm tung tích của nạn nhân.
(2) Nếu thấy việc khám nghiệm tử thi chưa đầy đủ, vi phạm quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Giám định viên pháp y, Giám định viên kỹ thuật hình sự bổ sung, khắc phục.
- Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì yêu cầu ghi ý kiến của Kiểm sát viên vào biên bản khám nghiệm và báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện.
Trách nhiệm của Kiểm sát viên:
(1) Ghi chép, mô tả đầy đủ, chính xác, rõ ràng, cụ thể các dấu vết để lại trên tử thi để làm cơ sở xem xét, đối chiếu với biên bản khám nghiệm tử thi.
(2) Trường hợp phải khai quật tử thi, Kiểm sát viên phải kiểm sát về trình tự, thủ tục, bảo đảm việc khai quật tử thi để khám nghiệm đúng quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám nghiệm tử thi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?