Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc triển khai tổ chức phong trào thi đua được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc triển khai tổ chức phong trào thi đua được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 12/2019/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 91/2017/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định đầy đủ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi quản lý như sau:
- Tổ chức phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của tập thể, cá nhân.
- Triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia. Thường xuyên đôn đốc, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện; chú trọng công tác chỉ đạo điểm, hướng dẫn, kiểm tra đối với phong trào thi đua có thời gian dài; phát hiện nhân tố mới, điển hình tiên tiến để tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng. Sơ kết, tổng kết khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua. Tăng cường phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả để mọi người học tập.
- Tổng kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, hiệu quả, tác dụng; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua. Dân chủ, khách quan công khai bình xét, công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng 2003 quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo ban, ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì, phối hợp với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cùng cấp để tổ chức phát động, chỉ đạo tổ chức triển khai phong trào thi đua trong phạm vi quản lý; chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; tuyên truyền, tôn vinh các điển hình tiên tiến và tạo điều kiện để tập thể, cá nhân được khen thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được trao đổi, giao lưu, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng những sáng kiến, mô hình hay, cách làm hiệu quả.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
+ Phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên; tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng;
+ Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng 2003 quy định về trách nhiệm của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng như sau:
- Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp, các ngành căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và nhiệm vụ chính trị được giao để tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua; đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua; chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến; đề xuất khen thưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.
- Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ tổ chức phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.
Phạm Quỳnh Thư
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khen thưởng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy giới thiệu Đảng viên là cán bộ điều động, luân chuyển ở nhà công vụ, tập thể cơ quan không thường xuyên về nơi cư trú?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia mới nhất?
- Kỳ kế toán đầu tiên sau khi sáp nhập, sổ kế toán được doanh nghiệp mới ghi phải phản ánh những gì?
- Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?