Trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp một hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe tối đa là bao nhiêu?
Người vận chuyển có trách nhiệm gì trong trường hợp một hành khách chết, bị thương?
Theo Điều 209 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển hành khách và hành lý như sau:
- Trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp một hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe không vượt quá 46.666 đơn vị tính toán cho một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, với tổng mức đền bù không quá 25.000.000 đơn vị tính toán; đối với những trường hợp mà Tòa án quyết định việc thanh toán được thực hiện dưới hình thức định kỳ thì tổng số tiền bồi thường đó cũng không quá giới hạn quy định tại khoản này.
- Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, hư hỏng hành lý xách tay không quá 833 đơn vị tính toán cho một hành khách trong một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý.
- Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, hư hỏng phương tiện vận tải bao gồm tất cả hành lý chở trên phương tiện đó không quá 3.333 đơn vị tính toán cho một phương tiện trong một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý.
- Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, hư hỏng hành lý không phải là hành lý quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không quá 1.200 đơn vị tính toán cho một hành khách trong một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý.
- Người vận chuyển và hành khách có thể thỏa thuận giảm trách nhiệm của người vận chuyển một khoản khấu trừ không quá 117 đơn vị tính toán trong trường hợp hư hỏng một phương tiện vận tải và không quá 13 đơn vị tính toán cho một hành khách trong trường hợp mất mát, hư hỏng đối với hành lý khác.
Như vậy, trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp một hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe không vượt quá 46.666 đơn vị tính toán cho một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, với tổng mức đền bù không quá 25.000.000 đơn vị tính toán; đối với những trường hợp mà Tòa án quyết định việc thanh toán được thực hiện dưới hình thức định kỳ thì tổng số tiền bồi thường đó cũng không quá giới hạn quy định tại khoản này.
Người vận chuyển có hành vi cố ý gây ra tổn thất thì có được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm không?
Tại Điều 210 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về mất quyền giới hạn trách nhiệm như sau:
- Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm quy định tại Điều 209 của Bộ luật này, nếu tổn thất xảy ra được chứng minh là hậu quả của việc người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây ra tổn thất đó hoặc cẩu thả và biết rằng tổn thất có thể xảy ra.
- Các quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng tương tự với người làm công, đại lý của người vận chuyển.
Theo đó, người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm, nếu tổn thất xảy ra được chứng minh là hậu quả của việc người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây ra tổn thất đó hoặc cẩu thả và biết rằng tổn thất có thể xảy ra.
Vận tải hành khách
Đón trả khách tại cảng biển mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 37 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về neo đậu, neo chờ, cập cầu, cập mạn, lai dắt của tàu thuyền trong vùng nước cảng biển như sau:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Neo đậu, neo chờ, cập cầu, cập mạn, di chuyển vị trí hoặc tiến hành các hoạt động tương tự khác trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải theo quy định;
b) Không bố trí đủ đèn chiếu sáng, tín hiệu, báo hiệu, dấu hiệu cảnh báo theo quy định khi tàu làm hàng, neo đậu, cập cầu, cập mạn, di chuyển vị trí;
c) Không có đệm chống va theo quy định;
d) Không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải khi phát hiện thấy sự sai lệch, hư hỏng của các báo hiệu hàng hải tại vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hoặc thực hiện sai kế hoạch, lệnh điều động của Cảng vụ hàng hải;
b) Buộc tàu thuyền vào các báo hiệu hàng hải hoặc các kết cấu khác không dùng để buộc tàu theo quy định.
3. Đối với hành vi tàu thuyền vào neo đậu, làm hàng, đón trả hành khách hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải khác tại vị trí chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tàu thuyền neo chờ nhưng không bảo đảm một trong các điều kiện neo chờ theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu lai dắt, hỗ trợ không theo quy định.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng tàu lai dắt, hỗ trợ theo quy định.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 2 và các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tàu thuyền phải rời khỏi vị trí đối với các hành vi vi phạm được quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc khôi phục nguyên trạng vị trí báo hiệu, kết cấu công trình nếu làm di chuyển vị trí hoặc ảnh hưởng đến kết cấu công trình báo hiệu đối với hành vi vi phạm quy định điểm b khoản 2 Điều này.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 142/2017/NĐ-CP thì việc đón trả hành khách tại vị trí chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng tùy theo tổng dung tích của tàu thuyền. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP). Đồng thời, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc tàu thuyền phải rời khỏi vị trí theo quy định.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người vận chuyển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?