Trách nhiệm giao tài sản cho bên nhận tài sản trong hợp đồng vận chuyển tài sản? Chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản trong hợp đồng vận chuyển tài sản do ai chịu?
Trách nhiệm giao tài sản cho bên nhận tài sản?
Căn cứ Điều 538 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc giao tài sản cho bên nhận tài sản như sau:
“Điều 538. Giao tài sản cho bên nhận tài sản
1. Bên nhận tài sản có thể là bên thuê vận chuyển tài sản hoặc là người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản.
2. Bên vận chuyển phải giao tài sản đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho bên nhận tài sản theo thỏa thuận.
3. Trường hợp tài sản đã được chuyển đến địa điểm giao tài sản đúng thời hạn nhưng không có bên nhận tài sản thì bên vận chuyển có thể gửi số tài sản đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản. Bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản phải chịu chi phí hợp lý phát sinh từ việc gửi giữ tài sản.
Nghĩa vụ giao tài sản hoàn thành khi tài sản đã được gửi giữ và bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản đã được thông báo về việc gửi giữ.”
Theo đó, bên vận chuyển tài sản có trách nhiệm giao tài sản đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho bên nhận tài sản. Nếu tài sản đã được chuyển đến địa điểm giao tài sản đúng thời hạn nhưng không có bên nhận tài sản thì bên vận chuyển có thể gửi số tài sản đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản. Chi phí hợp lý phát sinh từ việc gửi giữ tài sản do bên thuê vận chuyển hoặc bên nhận tài sản phải chịu.
Hợp đồng vận chuyển
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận tài sản trong hợp đồng vận chuyển tài sản?
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận tài sản trong hợp đồng vận chuyển tài sản được quy định tại Điều 540 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 539 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 539. Nghĩa vụ của bên nhận tài sản
1. Xuất trình cho bên vận chuyển vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác và nhận tài sản đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận.
2. Chịu chi phí xếp, dỡ tài sản vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản.
4. Trường hợp bên nhận tài sản là người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định thì phải thông báo cho bên thuê vận chuyển về việc nhận tài sản và thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của bên thuê vận chuyển.
Điều 540. Quyền của bên nhận tài sản
1. Kiểm tra số lượng, chất lượng tài sản được vận chuyển đến.
2. Nhận tài sản được vận chuyển đến.
3. Yêu cầu bên vận chuyển thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do phải chờ nhận tài sản nếu bên vận chuyển chậm giao.
4. Yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, hư hỏng.”
Theo đó, bên nhận tài sản có quyền:
- Kiểm tra số lượng, chất lượng tài sản được vận chuyển đến.
- Nhận tài sản được vận chuyển đến.
- Yêu cầu bên vận chuyển thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do phải chờ nhận tài sản nếu bên vận chuyển chậm giao.
- Yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, hư hỏng
Đồng thời thực hiện các nghĩa vụ:
- Xuất trình cho bên vận chuyển vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác và nhận tài sản đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận.
- Chịu chi phí xếp, dỡ tài sản vận chuyển.
- Thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản.
- Trường hợp bên nhận tài sản là người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định thì phải thông báo cho bên thuê vận chuyển về việc nhận tài sản và thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của bên thuê vận chuyển.
Cước phí vận chuyển và chi phí phát sinh do ai chịu trách nhiệm chi trả?
Theo Điều 533 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cước phí vận chuyển như sau:
“Điều 533. Cước phí vận chuyển
1. Mức cước phí vận chuyển do các bên thỏa thuận; nếu pháp luật có quy định về mức cước phí vận chuyển thì áp dụng mức cước phí đó.
2. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản được chuyển lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 538 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 538. Giao tài sản cho bên nhận tài sản
[...]
3. Trường hợp tài sản đã được chuyển đến địa điểm giao tài sản đúng thời hạn nhưng không có bên nhận tài sản thì bên vận chuyển có thể gửi số tài sản đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản. Bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản phải chịu chi phí hợp lý phát sinh từ việc gửi giữ tài sản.
Nghĩa vụ giao tài sản hoàn thành khi tài sản đã được gửi giữ và bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản đã được thông báo về việc gửi giữ.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc chậm trễ trong nhận hàng là lỗi của bạn. Vì vậy, ngoài việc phải thanh toán đủ cước phí mà bạn đã thỏa thuận trước đó, phần chi phí phát sinh, cụ thể là chi phí gửi giữ hàng sẽ do bên bạn chịu trách nhiệm thanh toán theo khoản 3 Điều 538 Bộ luật Dân sự 2015 và việc thanh toán chi phí phát sinh cũng là nghĩa vụ của bên nhận tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 539 Bộ luật Dân sự 2015.
Châu Mỹ Ngọc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?