Trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi được quy định ra sao? Có được áp dụng hình phạt tử hình với người cao tuổi phạm tội không?
Người cao tuổi trong pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) không quy định cụ thể như thế nào là người cao tuổi mà chỉ đề cập các trường hợp người "già yếu", "người từ đủ 70 trở lên", "người từ đủ 75 tuổi trở lên" trong các quy định xử lý trách nhiệm của người cao tuổi phạm tội hình sự hay người cao tuổi là người bị hại.
Trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi được quy định ra sao?
- Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Cụ thể, theo điểm o khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
- Được tha tù trước thời hạn có điều kiện:
Theo điểm đ khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 (Được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định trường hợp người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên được tha tù trước thời hạn có điều kiện như sau:
Phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn; (Trừ các trường hợp tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015).
- Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự:
Người đủ 70 tuổi trở lên là ông, bà, cha, mẹ của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015. (Điều 18 Bộ luật này);
Người đủ 70 tuổi trở lên là ông, bà, cha, mẹ của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi Không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Có được áp dụng hình phạt tử hình với người cao tuổi phạm tội không?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015:
Tử hình
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Như vậy, luật quy định không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với người bị kết án là người đủ 75 tuổi trở lên.
Đối tượng “người già yếu” theo Bộ luật Hình sự 2015 là ai?
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) sử dụng thuật ngữ “người già yếu” tại rất nhiều điều, khoản. Đơn cử như:
- Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với người già yếu (khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015);
- Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm về tội danh hành hạ người khác đối với người già yếu (điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015);
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm về tội danh cướp giật tài sản đối với người già yếu (điểm g khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015);…
Như vậy, theo các quy định nêu trên, người đủ 70 tuổi trở lên được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, được tha tù trước thời hạn có điều kiện,... và không bị áp dụng hình phạt tử hình với người đủ 75 tuổi trở lên.
Và cũng từ những quy định trên, có thể thấy hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các thuật ngữ “người già yếu”, “người từ 70 tuổi trở lên”. Dẫn đến vướng mắc là người từ đủ 70 trở lên có được xem người già yếu hay không và ngược lại, gây không ít khó khăn trong áp dụng pháp luật.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
- điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015
- khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015
- khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015
- Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015
- Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015
- khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- điểm đ khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015
- điểm o khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015
- Bộ luật Hình sự 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trách nhiệm hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?