Trách nhiệm kiểm sát việc nhập khẩu thủy sản là Cá rồng thuộc về ai? Tổ chức nhập khẩu thủy sản là Cá rồng có cần xin giấy phép nhập khẩu không?
Trách nhiệm kiểm sát việc nhập khẩu thủy sản là Cá rồng thuộc về cơ quan nào?
Theo Mục VII Phần III Phụ lục I Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Cá rồng là loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Do đó, mọi hoạt động khai thác Cá rồng đều phải tuân thủ quy định của Công ước này và pháp luật liên quan.
Căn cứ Điều 71 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
...
d) Kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về chế độ quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; xác nhận nguồn gốc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ nuôi trồng thủy sản, khai thác từ tự nhiên; cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp quý, hiếm, bao gồm cả các loài thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp theo quy định; thực thi quy định của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
...
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền kiểm sát việc nhập khẩu thủy sản là Cá rồng.
Bên cạnh đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn có các trách nhiệm khác liên quan đến hoạt động khai thác loài thủy sản được quy định tại khoản 1 Điều 71 Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Quy định về nhập khẩu Cá rồng (hình từ Internet)
Tổ chức nhập khẩu thủy sản là Cá rồng có cần xin giấy phép nhập khẩu không?
Căn cứ Điều 67 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu không phải xin giấy phép đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam trừ loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Tổ chức, cá nhân được tái xuất, quá cảnh loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương.
3. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc không đáp ứng điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế được thực hiện theo Điều 69 Nghị định này.
4. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và quy định tại Nghị định này.
Như đã phân tích ở trên, Cá rồng là loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Do đó việc nhập khẩu Cá rồng phải cần có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Tổ chức nuôi sinh trưởng Cá rồng mà không đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng theo quy định bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không thuộc Phụ lục của Công ước CITES
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không ghi chép vào sổ theo dõi nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục của Công ước CITES không đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu thủy sản không rõ nguồn gốc xuất xứ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, cá nhân nuôi sinh trưởng Cá rồng mà không đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Với tổ chức, mức phạt tiền sẽ nhân hai với cùng hành vi, đồng nghĩa tổ chức nuôi sinh trưởng Cá rồng mà không đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Loài thủy sản nguy cấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?