Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý báo chí và cơ quan chủ quản báo chí là gì?
Cơ quan chỉ đạo báo chí là cơ quan nào? Có trách nhiệm và quyền hạn ra sao?
Căn cứ Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 về trách nhiệm, quyền hạn và bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí do Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 28/02/2023.
Theo khoản 1 Điều 3 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023, cơ quan chỉ đạo báo chí được xác định như sau:
- Ở Trung ương: Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Ở địa phương: Ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Về trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan chỉ đạo báo chí, khoản 1 Điều 4 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 đề cập như sau:
- Thẩm định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí (qua hồ sơ do cơ quan chủ quản báo chí gửi đến; khi cần thiết, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát).
- Khen thưởng và cho ý kiến (nếu có) về khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí.
- Yêu cầu cơ quan chủ quản xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan báo chí do để cơ quan báo chí vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.
- Đề nghị cấp thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với cấp ủy, lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ chủ quản, để cơ quan báo chí xảy ra sai phạm nghiêm trọng kéo dài, có hệ thống; không thực hiện đầy đủ, kịp thời việc xử lý kỷ luật cơ quan báo chí có sai phạm theo yêu cầu của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí.
- Phối hợp với cơ quan thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.
Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý báo chí và cơ quan chủ quản báo chí hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý báo chí có những trách nhiệm, quyền hạn gì?
Căn cứ quy định quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023, cơ quan quản lý báo chí ở Trung ương là Bộ Thông tin và Truyền thông; cơ quan quản lý báo chí ở địa phương là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo khoản 2 Điều 4 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023, cơquan quản lý báo chí có những trách nhiệm, quyền hạn sau:
- Có ý kiến về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định.
- Thanh tra, kiểm tra việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí.
- Khen thưởng và đề nghị cấp thẩm quyền khen thưởng; có ý kiến về khen thưởng đối với cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí.
- Yêu cầu cơ quan chủ quản xem xét, xử lý kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí do để cơ quan báo chí vi phạm pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.
- Đề nghị cấp thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ chủ quản, để cơ quan báo chí sai phạm nghiêm trọng kéo dài, có hệ thống.
- Phối hợp với cơ quan chỉ đạo báo chí và các cơ quan liên quan xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.
Trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí được quy định thế nào?
Cơ quan chủ quản báo chí theo khoản 3 Điều 3 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 là cơ quan, tổ chức được quy định trong Luật Báo chí và đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chủ quan báo chí được quy định như sau:
- Thực hiện chức trách, quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phân công phụ trách lãnh đạo cơ quan báo chí sau khi có ý kiến bằng văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Khen thưởng và đề nghị cấp thẩm quyền khen thưởng đối với cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí.
- Kỷ luật, tạm đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định. Xem xét, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ đối với lãnh đạo cơ quan báo chí để cơ quan báo chí bị xử lý vi phạm từ hình thức cảnh cáo trở lên. Chịu trách nhiệm trong phạm vi, quyền hạn đối với sai phạm của cơ quan báo chí.
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tập thể, cá nhân cơ quan báo chí thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
- Lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kỷ luật cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí theo yêu cầu của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí và cấp thẩm quyền. Báo cáo bằng văn bản với cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý báo chí về việc chấn chỉnh, xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân lãnh đạo cơ quan báo chí vi phạm.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí chỉ đạo, định hướng hoạt động của cơ quan báo chí.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ quan báo chí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?