Trẻ được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm sau khi chồng chết có được xem là con chung trong thời kỳ hôn nhân trong? Có được hưởng di sản thừa kế không?
- Trẻ được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm sau khi chồng chết có được xem là con chung trong thời kỳ hôn nhân không?
- Trẻ được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm sau khi chồng chết có được quyền hưởng di sản thừa kế không?
- Việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Trẻ được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm sau khi chồng chết có được xem là con chung trong thời kỳ hôn nhân không?
Thời điểm chấm dứt hôn nhân được quy định tại Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
Thời điểm chấm dứt hôn nhân
Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Như vậy, trong trường hợp người chồng mất thì quan hệ hôn nhân giữa hai người sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 10/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi
...
2. Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi, thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.
3. Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi ly hôn:
...
b) Trường hợp đề nghị hủy phôi thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cả hai vợ chồng; nếu muốn tiếp tục lưu giữ thì phải có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.
4. Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự.
...
Theo đó, trường hợp người vợ sử dụng tinh trùng lưu trữ của người chồng đã mất để thụ tinh nhân tạo thì quan hệ cha con của đứa trẻ sẽ được xác định dựa theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Để xác định quan hệ cho con của đứa trẻ trong trường hợp này cần căn cứ vào quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, cụ thể:
- Trường hợp đứa trẻ được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chồng chết thì về nguyên tắc đứa trẻ sẽ được xem là con của người chống đã mất (con chung trong thời kì hôn nhân).
- Trường hợp đứa trẻ được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm sau 300 ngày kể từ thời điểm người chồng chết thì sẽ không được coi là con chung trong thời kỳ hôn nhân.
Đối với trường hợp đứa trẻ được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm đã qua thời hạn 300 ngày nếu muốn nhận cha cho con thì phải làm thủ tục xác định cha con theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Trẻ được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm sau khi chồng chết có được xem là con chung trong thời kỳ hôn nhân trong? Có được hưởng di sản thừa kế không? (Hình từ Internet)
Trẻ được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm sau khi chồng chết có được quyền hưởng di sản thừa kế không?
Người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như đã nêu ở trên, trong trường hợp đứa trẻ được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chồng chết thì đứa trẻ đương nhiên được xem là con trong thời kì hôn nhân của vợ chồng và được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất.
Tuy nhiên, nếu đứa trẻ được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm sau thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chồng chết mà chưa làm thủ tục xác định cha con thì không được xem là con chung trong thời kì hôn nhân sẽ không đủ điều kiện để được hưởng di sản thừa kế.
Việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
05 nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP như sau:
(1) Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
(2) Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
(3) Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.
(4) Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.
(5) Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thụ tinh trong ống nghiệm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?