Trẻ em khuyết tật có quyền có quốc tịch kể từ thời điểm nào? Trẻ em khuyết tật được xác định là người có quốc tịch Việt Nam dựa vào những căn cứ nào?

Em ơi cho anh hỏi: Trẻ em khuyết tật có quyền có quốc tịch kể từ thời điểm nào? Trẻ em khuyết tật được xác định là người có quốc tịch Việt Nam dựa vào những căn cứ nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Tình đến từ Đà Nẵng.

Trẻ em khuyết tật có quyền có quốc tịch kể từ thời điểm nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Quyền tự do đi lại và quyền có quốc tịch
1. Các quốc gia thành viên phải công nhận quyền của người khuyết tật được tự do đi lại, tự do chọn khu vực cư trú và quyền có quốc tịch, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, bao gồm việc bảo đảm rằng người khuyết tật:
a. Có quyền nhận và thay đổi quốc tịch và không bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật;
b. Không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, khả năng được cấp, sở hữu và sử dụng giấy tờ quốc tịch của họ hoặc giấy tờ căn cước khác, hoặc khả năng sử dụng những thủ tục thích hợp như thủ tục di trú có thể cần thiết để thực hiện quyền tự do đi lại một cách thuận lợi;
c. Tự do rời khỏi bất kỳ đất nước nào, kể cả đất nước của mình;
d. Không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, quyền vào đất nước của chính mình.
2. Trẻ em khuyết tật được khai sinh ngay sau khi ra đời và ngay từ khi ra đời, có quyền có tên họ, quyền có quốc tịch và quyền được cha mẹ biết và chăm sóc, trong chừng mực tối đa có thể.

Theo đó, trẻ em khuyết tật có quyền có quốc tịch ngay từ khi ra đời.

Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về

Trẻ em khuyết tật

Trẻ em khuyết tật (Hình từ Internet)

Trẻ em khuyết tật được xác định là người có quốc tịch Việt Nam dựa vào những căn cứ nào?

Căn cứ theo Điều 14 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:

Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam
Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:
1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;
2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;
3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, trẻ em khuyết tật được xác định là người có quốc tịch Việt Nam dựa vào những căn cứ sau:

- Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này cụ thể là

+ Quốc tịch của trẻ em khuyết tật khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam

+ + trẻ em khuyết tật sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

+ Quốc tịch của trẻ em khuyết tật khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam

++ Trẻ em khuyết tật sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

++ Trẻ em khuyết tật khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em khuyết tật được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

+ Quốc tịch của trẻ em khuyết tật khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch

++ Trẻ em khuyết tật sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

++ Trẻ em khuyết tật sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

- Được nhập quốc tịch Việt Nam;

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam;

- Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;

- Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trẻ em khuyết tật bị tước quốc tịch Việt Nam nếu thuộc những trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:

Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, trẻ em khuyết tật bị tước quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ em khuyết tật

Nguyễn Nhật Vy

Trẻ em khuyết tật
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trẻ em khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ em khuyết tật
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội hàng tháng dành cho trẻ em khuyết tật vận động nặng mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Lớp mẫu giáo độc lập có được nhận chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật học hòa nhập hay không?
Pháp luật
Trẻ em học ở trường mầm non là trẻ em khuyết tật vượt quá độ tuổi trẻ em mầm non theo quy định thì có được học không?
Pháp luật
Tải về mẫu Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội hàng tháng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng ở đâu?
Pháp luật
Trẻ em khuyết tật đi học mẫu giáo có thuộc nhóm đối tượng được miễn đóng học phí theo quy định hay không?
Pháp luật
Giáo viên dạy tại trường trung cấp nghề dành riêng cho trẻ em khuyết tật được hưởng phụ cấp là bao nhiêu?
Pháp luật
Trẻ em khuyết tật có quyền có họ tên từ khi nào? Trong những trường hợp nào thì trẻ em khuyết tật được thay đổi tên của mình?
Pháp luật
Trẻ em khuyết tật có quyền có quốc tịch kể từ thời điểm nào? Trẻ em khuyết tật được xác định là người có quốc tịch Việt Nam dựa vào những căn cứ nào?
Pháp luật
Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em khuyết tật là ông, bà, người thân thích khác không phải cha mẹ thì có cần văn bản ủy quyền của cha, mẹ không?
Pháp luật
Các quốc gia bảo đảm trẻ em khuyết tật có quyền được tôn trọng cuộc sống gia đình của mình như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào