Trẻ em tự kỷ có được xem là người khuyết tật hay không? Hợp tác quốc tế về người khuyết tật bao gồm những nội dung gì?
Hợp tác quốc tế về người khuyết tật bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật người khuyết tật 2010 quy định hợp tác quốc tế về người khuyết tật
Hợp tác quốc tế về người khuyết tật
1. Hợp tác quốc tế về người khuyết tật được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về người khuyết tật bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về người khuyết tật;
b) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến người khuyết tật;
c) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về vấn đề liên quan đến người khuyết tật.
Như vậy, theo quy định thì nội dung hợp tác quốc tế về người khuyết tật bao gồm:
(1) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về người khuyết tật;
(2) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến người khuyết tật;
(3) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về vấn đề liên quan đến người khuyết tật.
Hợp tác quốc tế về người khuyết tật bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Việc xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi có cần phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ em không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật như sau:
Phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật
1. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Người khuyết tật. Hội đồng quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội quy định tại Phiếu xác định mức độ khuyết tật ban hành kèm theo Thông tư này và các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
2. Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi
Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này; phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ em và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
3. Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên
Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này, phỏng vấn người được xác định mức độ khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Như vậy, theo quy định thì việc xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi phải phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ em.
Trẻ em tự kỷ có được xem là người khuyết tật hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
2. Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
3. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật người khuyết tật 2010 quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật như sau:
Dạng tật và mức độ khuyết tật
1. Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
...
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về dạng tật như sau:
Dạng tật
1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
...
Như vậy, đối chiếu với những quy định nêu trên thì có thể hiểu trẻ em tự kỷ là người khuyết tật về thần kinh, tâm thần.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?