Trên tàu biển Việt Nam có bố trí chức danh sỹ quan an ninh hay không? Nếu có thì sỹ quan an ninh tàu biển có nhiệm vụ gì?

Trên tàu biển Việt Nam có bố trí chức danh sỹ quan an ninh hay không? Nếu có thì sỹ quan an ninh tàu biển có nhiệm vụ gì? Hồ sơ đăng ký thuyền viên đối với sỹ quan an ninh tàu biển có các tài liệu gì? Câu hỏi của anh Hùng (Phú Yên).

Trên tàu biển Việt Nam có bố trí chức danh sỹ quan an ninh hay không?

Tại Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:

Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.

Như vậy sỹ quan an ninh tàu biển là một trong những chức danh thuyền viên trên tàu biển Việt Nam.

Trên tàu biển Việt Nam có bố trí chức danh sỹ quan an ninh hay không?

Trên tàu biển Việt Nam có bố trí chức danh sỹ quan an ninh hay không? (Hình từ Internet)

Sỹ quan an ninh trên tàu biển Việt Nam chịu sự chỉ đạo của ai? Có nhiệm vụ thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định sỹ quan an ninh trên tàu biển Việt Nam là thuyền trưởng hoặc sỹ quan được chủ tàu bổ nhiệm. Trường hợp sỹ quan an ninh không phải là thuyền trưởng thì chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng. Sỹ quan an ninh tàu biển có nhiệm vụ sau đây:

(1) Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo việc thực hiện các biện pháp an ninh theo kế hoạch an ninh đã được duyệt; giám sát việc thực hiện kế hoạch an ninh của tàu, kể cả việc thực hiện các sửa đổi, bổ sung kế hoạch đó.

(2) Phối hợp với các thuyền viên khác và sỹ quan an ninh cảng biển để đảm bảo an ninh trong các hoạt động vận chuyển hàng hóa và đồ dự trữ, cung ứng của tàu.

(3) Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung đối với kế hoạch an ninh của tàu.

(4) Khi phát hiện những khiếm khuyết và sự không phù hợp trong kế hoạch an ninh của tàu thì báo cáo thuyền trưởng, thông báo cho sỹ quan an ninh của công ty biết và thực hiện các biện pháp khắc phục.

(5) Luôn nâng cao ý thức cảnh giác về an ninh trên tàu; tổ chức huấn luyện công tác an ninh cho những người trên tàu; báo cáo sỹ quan an ninh của công ty về mọi sự cố an ninh xảy ra trên tàu.

(6) Phối hợp với sỹ quan an ninh của công ty và của cảng biển nơi tàu đến để triển khai thực hiện kế hoạch an ninh của tàu.

(7) Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo các trang thiết bị an ninh trên tàu ở trạng thái hoạt động tốt, được bảo dưỡng và hiệu chỉnh phù hợp.

Sỹ quan an ninh có thẩm quyền cho phép người lên tàu biển Việt Nam hay không?

Tại Điều 33 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định:

Thẩm quyền cho phép người lên tàu
1. Thuyền trưởng, sỹ quan boong trực ca và sỹ quan an ninh tàu biển có quyền cho phép người lên tàu.
2. Thuyền trưởng có quyền cho phép người vào buồng lái, buồng hải đồ, buồng thông tin vô tuyến nhưng phải phù hợp với kế hoạch an ninh của tàu.
3. Thuyền trưởng, máy trưởng có quyền cho phép những người xuống buồng máy và vào các khu vực khác thuộc bộ phận máy quản lý nhưng phải phù hợp với kế hoạch an ninh của tàu.

Như vậy trên tàu biển Việt Nam ngoài thuyền trưởng, sỹ quan boong tàu trực ca, thì người giữ chức danh sỹ quan an ninh tàu biển có thẩm quyền cho phép người lên tàu.

Hồ sơ đăng ký thuyền viên đối với sỹ quan an ninh tàu biển gồm có các giấy tờ gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về hồ sơ đăng ký thuyền viên đối tới thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển Việt Nam như sau:

Thủ tục đăng ký và cấp Sổ thuyền viên
1. Tổ chức, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị đăng ký và cấp Sổ thuyền viên trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến một trong các cơ quan đăng ký quy định tại khoản 3 Điều 49 của Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp Sổ thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) Hai ảnh màu 4x6 cm, kiểu Chứng minh nhân dân chụp trong vòng sáu (06) tháng;
c) Bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
d) Bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
đ) Chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhận đối với các chức danh không yêu cầu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (đối với thuyền viên);
e) Văn bản tiếp nhận thực tập của chủ tàu (đối với học viên thực tập).
...

Theo đó thì hồ sơ gồm:

(1) Tờ khai đề nghị cấp Sổ thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 23/2017/TT-BGTVT;

(2) Hai ảnh màu 4x6 cm, kiểu Chứng minh nhân dân chụp trong vòng sáu (06) tháng;

(3) Bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

(4) Bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

(5) Chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhận đối với các chức danh không yêu cầu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển

Ngô Diễm Quỳnh

Tàu biển
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tàu biển có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu biển
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng có thuộc vào danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện không? Nếu không thì thủ tục xuất khẩu như thế nào?
Pháp luật
Chủ tàu biển không được sử dụng tên cơ quan nhà nước để đặt tên cho tàu biển của mình có đúng không?
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để phá dỡ đúng không? Loại tàu biển nào đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ?
Pháp luật
Tàu tuần tra TT120 phải bố trí bao nhiêu chức danh Thợ máy? Thợ máy tàu tuần tra TT120 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Chủ tàu biển không thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ chủ tàu có thể bị xử phạt thế nào theo quy định?
Pháp luật
Có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với tàu biển quốc tế được bán cho cá nhân nước ngoài?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi về thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thực hiện như thế nào mới nhất?
Pháp luật
Tuổi của tàu biển được tính như thế nào? Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ quyết định mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước gồm những gì? Quy trình mua tàu biển thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở đóng tàu loại 2 là gì? Cơ sở đóng tàu loại 2 có hệ thống quản lý chất lượng được quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào