Trên tàu biển Việt Nam có các chức danh thợ máy gì? Mỗi chức danh thợ máy có nhiệm vụ như thế nào?
Trên tàu biển Việt Nam có các chức danh thợ máy gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định về chức danh thuyền viên trên tàu biển Việt Nam như sau:
Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.
Theo đó trên tàu biển Việt Nam có các chứng danh thợ máy sau:
- Thợ máy chính
- Thợ máy trực ca (AB, Oiler)
- Thợ máy lạnh
Trên tàu biển Việt Nam có các chức danh thợ máy gì? (Hình từ Internet)
Thợ máy chính trên tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Tại Điều 20 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của thợ máy chính trên tàu biển Việt Nam như sau:
Thợ máy chính chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy hai. Thợ máy chính có nhiệm vụ sau đây:
- Bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị theo yêu cầu và hướng dẫn của máy trưởng và các sỹ quan máy.
- Quản lý và sử dụng thành thạo các máy công cụ và đồ nghề sửa chữa được trang bị cho bộ phận máy.
- Thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp đối với máy móc thiết bị bộ phận máy.
- Khi cần thiết, thực hiện nhiệm vụ trực ca của thợ máy theo sự phân công của máy trưởng.
Thợ máy trực ca trên tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định thợ máy bao gồm: thợ máy trực ca AB và thợ máy trực ca Oiler, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy hai và sự phân công trực tiếp của sỹ quan máy trực ca.
(1) Thợ máy trực ca Oiler có nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện các công việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị, vệ sinh buồng máy, nơi làm việc, tiếp nhận phụ tùng, vật tư theo sự phân công của máy hai;
- Sử dụng máy móc, thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, phòng độc, chống nóng, chống khói, lọc nước biển, dầu mỡ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do máy hai phân công.
(2) Thợ máy trực ca AB có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của thợ máy trực ca Oiler và nhiệm vụ trực ca, chấp hành mệnh lệnh của sỹ quan máy trực ca.
Bên cạnh đó tại Điều 37 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT còn quy định về nhiệm vụ của thợ máy khi thực hiện trực ca như sau:
Nhiệm vụ của thợ máy trực ca
1. Thợ máy trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của sỹ quan máy trực ca; việc nhận và giao ca do sỹ quan máy trực ca quyết định.
2. Thợ máy trực ca có nhiệm vụ sau đây:
a) Nắm vững tình trạng kỹ thuật và chế độ làm việc của máy móc, thiết bị ở buồng máy;
b) Tiếp nhận từ thợ máy giao ca tình hình hoạt động của máy móc, thiết bị và các khuyến nghị, mệnh lệnh của ca trước còn phải thực hiện; báo cho sỹ quan máy trực ca về việc nhận ca của mình;
c) Khi trực ca, thợ máy phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của các máy móc, thiết bị được giao; thực hiện đúng quy trình vận hành máy móc, thiết bị và vệ sinh công nghiệp ở buồng máy;
d) Khi phát hiện có hiện tượng máy móc hoạt động không bình thường hoặc những hỏng hóc của máy móc, thiết bị phải kịp thời có biện pháp thích hợp để xử lý và báo cho sỹ quan trực ca máy biết để có biện pháp khắc phục.
Thợ máy lạnh trên tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ ra sao?
Về nhiệm vụ thợ máy lạnh trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 29 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT thì thợ máy lạnh chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của sỹ quan máy lạnh. Thợ máy lạnh có nhiệm vụ sau đây:
- Bảo quản, bảo dưỡng, vận hành các máy móc, thiết bị của hệ thống làm lạnh trên tàu như hầm hàng, kho thực phẩm, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống làm mát và hệ thống khác theo đúng quy trình, quy phạm.
- Sửa chữa máy móc, thiết bị làm lạnh của tàu theo sự phân công và hướng dẫn của sỹ quan máy lạnh hoặc máy hai.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tàu biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?