Trị giá FOB là gì? Công thức tính LVC theo Trị giá FOB? Mẫu Bảng kê LVC theo Thông tư 05 TT BCT?

Trị giá FOB là gì? Công thức tính LVC theo Trị giá FOB trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi thế nào theo Thông tư 05/2018/TT-BCT? Mẫu Bảng kê LVC đối với hàng hóa xuất khẩu theo Thông tư 05 TT BCT?

Trị giá FOB là gì?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT thì:

Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến.

Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.

Trị giá FOB là gì? Cách tính LVC theo Trị giá FOB trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi thế nào?

Trị giá FOB là gì? Cách tính LVC theo Trị giá FOB trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi thế nào? (Hình từ Internet)

Công thức tính LVC theo Trị giá FOB trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi thế nào?

Tỷ lệ Phần trăm giá trị (hay còn được gọi tắt là LVC) được định nghĩa tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP là hàm lượng giá trị có được đủ để coi là có xuất xứ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi diễn ra công đoạn sản xuất, gia công, chế biến cuối cùng.

Tỷ lệ này được xác định là Phần giá trị gia tăng có được tính trên tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất, gia công, chế biến tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sau khi trừ đi giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu không thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hoặc giá trị nguyên liệu đầu vào không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất ra hàng hóa.

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT về Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi:

Theo đó, Công thức tính LVC theo Trị giá FOB trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi như sau:

(i) Công thức tính LVC trực tiếp:

LVC

=

Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất

_____________________________________

Trị giá FOB

x100%

hoặc

(ii) Công thức tính LVC gián tiếp:

LVC

=

Trị giá FOB - (Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất)

_____________________________________

Trị giá FOB

x100%

Lưu ý số 1: Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính đó.

Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa trên công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng.

Lưu ý số 2: Để tính LVC theo công thức nêu trên, trị giá nguyên liệu và các chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau:

(1) “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” bao gồm trị giá CIF của nguyên liệu thu mua hoặc sản xuất trong nước có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, các chi phí khác và lợi nhuận.

(2) “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là trị giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ khác; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.

(3) “Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau: “Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí khác”.

- “Giá xuất xưởng" = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận;

- “Chi phí xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp;

- “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên vật liệu đó;

- “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các Khoản thưởng và những Khoản phúc lợi khác có liên quan đến quá trình sản xuất;

- “Chi phí phân bổ trực tiếp” bao gồm:

+ Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố);

+ Các Khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy; bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa);

+ Các nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo;

+ Khuôn dập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa);

+ Kiểm tra và thử nghiệm nguyên liệu và hàng hóa;

+ Lưu trữ trong nhà máy; xử lý các chất thải;

+ Các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên liệu như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành Phần phải chịu thuế;

- “Các chi phí khác” là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoa hồng, phí dịch vụ, và các phí có liên quan trong quá trình đưa hàng lên tàu để xuất khẩu.

Mẫu Bảng kê LVC đối với hàng hóa xuất khẩu theo Thông tư 05 TT BCT?

Mẫu Bảng kê LVC đối với hàng hóa xuất khẩu theo Thông tư 05 TT BCT/ Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (LVC) được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BCT.

Tải về Mẫu Bảng kê LVC đối với hàng hóa xuất khẩu theo Thông tư 05 TT BTC

Lưu ý: Thương nhân nộp bản in Tờ khai hải quan nhập khẩu và bản sao các chứng từ (có đóng dấu sao y bản chính): Hóa đơn giá trị gia tăng, Bản khai báo của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước để đối chiếu với thông tin kê khai từ cột (9) đến cột (13).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trị giá FOB

Phan Thanh Thảo

Trị giá FOB
Xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trị giá FOB có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trị giá FOB Xuất xứ hàng hóa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bắt buộc phải có bảng kê khai chi phí sản xuất trong hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng nhập khẩu phải không?
Pháp luật
Trị giá FOB là gì? Công thức tính LVC theo Trị giá FOB? Mẫu Bảng kê LVC theo Thông tư 05 TT BCT?
Pháp luật
Căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì? Căn cứ kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì?
Pháp luật
Mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu theo Hiệp định UKVFTA? Hướng dẫn khai báo xuất xứ?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bảng kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa? Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là gì?
Pháp luật
Tiêu chí WO là gì? Tổng hợp Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí WO mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Cơ sở kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu? Mẫu bảng khai báo xuất xứ của nhà cung cấp nguyên liệu trong nước là mẫu nào?
Pháp luật
CO form AJ là gì? CO form AJ cấp sau 3 ngày phải đánh dấu gì? Trường hợp nào được miễn nộp CO?
Pháp luật
Nhà nhập khẩu có được nộp C/O mẫu E cấp sau cho cơ quan hải quan để đề nghị hưởng ưu đãi thuế quan không?
Pháp luật
Công thức tính RVC hàm lượng giá trị khu vực theo Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA? Xác định trị giá nguyên liệu không có xuất xứ VNM?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào